"Một người ca sĩ, khi giọng hát không ra gì và khoe tất cả những cái gì không được văn minh thì quả thật là buồn quá. Khán giả người ta sẽ tắt đi, hoặc chuyển kênh, hay người ta sẽ bỏ về. Bởi sắm một bộ quần áo hàng triệu mà tiếng hát không đi vào lòng thì thật tiếc!", Nhạc sĩ Huy Thục tâm sự xung quanh vấn đề các nghệ sĩ trẻ ăn mặc phản cảm hiện nay.

PV: Khi xem một chương trình nào đó, có một ca sĩ, người mẫu ăn mặc hở hang, sexy, phản cảm thì ông có cảm thấy khó chịu và có xem tiếp nữa không? Lần sau ông có xem họ hát, biểu diễn nữa không?

NS Huy Thục: Nếu như thế tôi sẽ không xem và chuyển sang kênh khác hoặc là tôi sẽ bỏ rạp ra về. Các bạn trẻ này đã đi ngược lại văn minh, làm phật lòng và chẳng đem lại lợi ích gì cho tôi cả. Tôi đi xem cốt là để thưởng thức, thẩm âm, dắt cháu cùng đi xem để giáo dục cho cháu. Như thế thì vô ích với cháu nội, cháu ngoại của tôi rồi. Và lần sau tôi sẽ không xem họ hát, biểu diễn nữa!

PV: Nhiều nghệ sĩ họ không có tài năng, nên ăn mặc gây sốc, phản cảm sẽ để chú ý nổi tiếng. Ý kiến của nhạc sĩ về chuyện này như thế nào?

NS Huy Thục: Một người ca sĩ, khi giọng hát không ra gì và khoe tất cả những cái gì không được văn minh thì quả thật là buồn quá. Khán giả người ta sẽ tắt đi, hoặc chuyển kênh, hay người ta sẽ bỏ về. Bởi sắm một bộ quần áo hàng triệu mà tiếng hát không đi vào lòng thì thật tiếc, thật uổng!

PV: Mới đây, Bộ VH-TT&DL đã ra chỉ thị cấm nghệ sĩ ăn mặc hở hang và hát nhép trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật thời trang. Ông có đồng tình với Chỉ thị này của Bộ không?

NS Huy Thục: Quy định của Bộ VH-TT&DL theo tôi cũng chỉ có tính tương đối thôi. Bởi, lúc kiểm duyệt họ mặc đúng quy định nhưng khi biểu diễn họ lại ăn mặc kiểu khác. Thế nên, Bộ VH-TT&DL có đóng 4 cái dấu cũng không kiểm soát nổi.

Theo tôi vấn đề quan trọng nhất vẫn là tính tự giác, ý thức của từng người. Trong đó, sự giáo dục và quy định của gia đình mới là cái quan trọng. Đó là quy định của bố mẹ, họ hàng, họ hàng, làng xóm, khu phố. Cha mẹ cũng nên dạy con cái ăn mặc lịch sự, sống cho có nếp. Đi ra ngoài phải có lòng tự trọng và đừng có làm gì khác người.

Còn một khi họ cưỡng lại lời cha mẹ, cưỡng lại họ hàng thì quy định của Bộ văn hóa cũng chẳng có tác dụng. Cưỡng lại thẩm mỹ, thẩm âm của cộng đồng, làm cho mình khác hẳn đi, tưởng là hấp dẫn nhưng thực ra làm phật lòng cộng đồng.

Tóm lại, Bộ VH quy định cũng là quy định ở mức độ tương đối, nhưng làm sao phải vận được tính tự động của các nghệ sĩ, ngôi sao, học cái hay cái đẹp của thế giới nhưng vẫn giữ được cái hay, cái đẹp của một dân tộc. Hai cái đó cộng lại thành thành đáp số thời đại.
Nhạc sĩ Huy Thục: Đi giầy cao, mặc váy đẹp nhưng phải giữ được cái văn minh, lịch sự.

PV: Theo nhạc sĩ, việc ăn mặc phản cảm và gợi cảm có khó để phân biệt không?

NS Huy Thục: Sự gợi cảm là rất cần. Tuy nhiên, cái gợi cảm không phải là hở hang, sexy.

Nhiều cô ca sĩ, người mẫu, họ ăn mặc kín đáo nhưng vẫn toát lên vẻ gợi cảm của mình bằng ánh mắt hay nụ cười và thu hút chinh phục được khán giả. Tuy nhiên, nhiều cô ăn mặc sexy, hở ngực, hở lưng cứ tưởng đó là gợi cảm, hấp dẫn nhưng đó là sự vô duyên, phản cảm và dù đẹp đến mấy khán giả cũng sẽ tẩy chay.

Thế nên, các nghệ sĩ trẻ đừng quá gây thu hút, tò mò, hấp dẫn vào những bộ phận cơ thể. Hãy thử thu hút vào đôi mắt, nụ cười của mình.

PV: Ngày xưa, thời của nhạc sĩ, có xảy ra tình trạng ăn mặc phản cảm như bây giờ không?

NS Huy Thục: Ngày xưa các cụ mặc yếm, không mặc áo lót như thời đại bây giờ nhưng mà vẫn văn minh kín đáo. Cái dải quấn lên trên cổ và cái dải đằng sau thắt hở cái lưng, hở cái gáy vẫn đẹp vẫn khoe cái duyên dáng. Và cái duyên dáng ấy nó vẫn cuốn vào trong lời ca.

Nếu hát quan họ nữ mặc áo tứ thân, thắt khăn mỏ quạ, nam thì mặc áo lót mỏng ở bên trong rồi mặc áo the bên ngoài, ánh mắt lung linh, hai bên nhìn nhau bén duyên.

Rồi khi các ca sĩ mặc váy, hở một tí ở hông cũng phải buộc kín lại. Nói chung thời của chúng tôi, các nghệ sĩ ăn mặc văn minh, lịch sự.

PV: Là thế hệ đi trước, nhạc sĩ có nhắn nhủ gì với trong cách ăn mặc của giới trẻ bây giờ?

NS Huy Thục: Tôi không bắt nghệ sĩ trẻ như phải ngày xưa, như thời của chúng tôi. Tuy nhiên, đi giầy cao, mặc váy đẹp nhưng phải giữ được cái văn minh, lịch sự. Đó là ngôn ngữ, văn hóa, thời trang của Việt Nam.

Ngày nay, chúng ta mở cửa để học cái hay, cái tiên tiến của thế giới nhưng phải giữ được cái cốt cách của người Việt Nam mà Nghị quyết TW5 Khóa 8 đã đề cập tới đó tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.

Người Việt Nam phải giữ được nét văn hóa, văn minh của người Việt Nam, nếu không thì chúng ta sẽ mất cái gốc, truyền thống duy trì từ hàng trăm năm nay. Rồi thế hệ ngày nay, thế kỷ 21 này cần đòi hỏi văn minh, lịch sự hơn nữa.

Tôi thấy, nhiều người nghèo dù họ có thiếu quần áo thì người ta cũng ăn mặc chỉn chu. Hay các em nhỏ ở vùng sâu vùng xa đi chân đất, quần áo rách nhưng nó vẫn ăn mặc lịch sự thì những người ở tỉnh thành có điều kiện hơn, như các cô ca sĩ người mẫu. Những người của công chúng biểu diễn sân khấu thì cũng phải giữ được cái cốt cách: văn minh lịch sự của Việt Nam.

Nghệ sĩ trẻ phải nhớ mình phải là tấm gương để mọi người nhìn vào. Nếu nghệ sĩ trẻ giữ được cốt cách của người Việt Nam thì công chúng từ những nghèo khổ nhất ở vùng xa người ta xem người ta cũng thấy yêu quý và mến mộ.

Công chúng bây giờ là công chúng của tri thức. Vậy nên các ca sĩ bây giờ nên học các cụ ngày xưa. Làm sao cho giọng hát với hình thức nó hài hòa với nhau. Làm sao cho cái xúc cảm ấy đi vào lòng. Đấy mới là cái quần chúng người ta mong.

About Nặc danh

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Post a Comment


Top