Căng thẳng tuyển sinh đầu cấp

Mới đây UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các quận, huyện, thị xã cần công khai phương án, chỉ tiêu, thời gian tuyển sinh, phân tuyến tuyển sinh hợp lý, cố gắng không để xảy ra "điểm nóng" trong tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2013-2014. Tuy nhiên, do số lượng học sinh đầu cấp ở cả ba bậc học (mầm non, lớp 1 và lớp 6) đều tăng mạnh, khiến các bậc phụ huynh hết sức lo lắng.
Cố gắng không để xảy ra "điểm nóng"
Những ngày này, tâm trạng của chị Nguyễn Minh Hằng, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân như "ngồi trên đống lửa". Gia đình chị Hằng có hộ khẩu thường trú tại phường Nhân Chính, theo quy định, con gái thứ hai của chị năm nay lên ba tuổi sẽ được vào học tại trường mầm non tại phường theo diện đúng tuyến. Tuy nhiên, nghe nhiều người kháo nhau, năm nay số lượng trẻ vào học mầm non của phường gấp hơn ba lần so với số lượng tuyển sinh của nhà trường. Vì vậy, ngay cả những học sinh đúng tuyến như con chị cũng chưa chắc đã có chỗ học. Chị Hằng cho biết, nếu cháu được vào học tại trường mầm non ở gần nhà thì tốt quá, vì cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục của các trường công lập bảo đảm mà học phí thì phù hợp thu nhập của gia đình. Nhưng với tình hình tuyển sinh căng thẳng như vậy thì gia đình đành chuẩn bị tư tưởng và tài chính để cho cháu học trường mầm non tư thục đến khi cháu năm tuổi thì quay về trường công lập.

Vẫn thi ĐH ở trường tiểu học

Các trường không thể đổi địa điểm thi khi mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất

Sau khi Bộ GD-ĐT thông báo hướng dẫn thanh tra công tác thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2013 với yêu cầu các trường không tổ chức thi trong các trường tiểu học đã khiến nhiều thí sinh (TS) băn khoăn về việc liệu các trường có thay đổi địa điểm thi đã ghi trong giấy báo thi hay không. Đến ngày 25-6, các trường ĐH, CĐ tại TP HCM có tổ chức thi tại điểm thi là các trường tiểu học khẳng định địa điểm thi không thay đổi.
 
Thí sinh thi vào Trường ĐH Y Dược TP HCM
năm 2012 phải thi ở Trường Tiểu học Minh Đạo, quận 5.

Từ chối bằng tại chức là đúng?

Nên tôn trọng quyết định "nói không với bằng tại chức" của tỉnh Nam Định và một số tỉnh thành khác, nếu điều này góp phần nâng cao chất lượng công chức trong các cơ quan công quyền, tránh các tình trạng quan liêu, trì trệ theo kiểu "hành là chính".

Thông báo số 88/TB-UBND ngày 29/5/2013 về việc tuyển dụng công chức của tỉnh Nam Định lại một lần nữa gây xôn xao dư luận khi tỉnh này tiếp tục "nói không với bằng tại chức"[1]. Trước đó, tỉnh NĐ cùng với các tỉnh, thành như Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hà Nam, Quảng Nam, Quảng Bình cũng đã "nói không với bằng tại chức" khi tuyển dụng công chức, viên chức.
Những ý kiến phản đối coi đây là sự không công bằng và kỳ thị giữa bằng cấp chính quy và phi chính quy, giữa chính quy hệ công lập và chính quy hệ dân lập. Thậm chí có ý kiến còn cho việc làm đó là "sai quy định"[2], đồng thời đặt ra câu hỏi liệu như vậy "Có phạm luật?"[3].
Để rộng đường dư luận, xin đề cập đến chất lượng thực sự của những tấm bằng tại chức và chất lượng cán bộ công chức. Đồng thời đề xuất quan điểm nên tôn trọng quyết định của nhà tuyển dụng trong việc lựa chọn nguồn lao động.

Những điểm lưu ý thí sinh trước khi bước vào kỳ thi đại học, cao đẳng

Kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng (ÐH, CÐ) năm 2013 vẫn giữ ổn định như những năm trước đây nhưng cũng có một số thay đổi nhằm bảo đảm kỳ thi đạt hiệu quả tốt hơn. Ðây là kỳ thi thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, nhất là các bậc phụ huynh và thí sinh dự thi cần nắm vững những điểm mới trong quy chế và các quy định bảo đảm đạt kết quả tốt trong kỳ thi.
Theo Bộ GD và ÐT, kỳ thi tuyển sinh ÐH, CÐ hệ chính quy năm 2013 được tổ chức trong tháng bảy gồm ba đợt: Ðợt một (ngày 4 và 5) và đợt hai (ngày 9 và 10) thi đại học; đợt ba (ngày 15 và 16) thi cao đẳng. Về chỉ tiêu tuyển sinh năm 2013 vẫn giữ ổn định và khuyến khích các trường thay đổi về cơ cấu theo hướng tăng chỉ tiêu tuyển sinh các ngành mà xã hội có nhu cầu cao về nhân lực thuộc nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ, nông lâm, thủy sản, y dược, nghệ thuật... Ðiểm mới của kỳ thi năm nay là thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, CÐ nghề, CÐ chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng, có nguyện vọng học liên thông lên CÐ, ÐH theo hình thức chính quy phải nộp hồ sơ đăng ký dự thi và thi theo đề thi chung của Bộ GD và ÐT...

Những pha hài hước trong lễ bảo vệ tốt nghiệp

Cuối năm học, khi hầu hết đã nghỉ hè thì nhiều sinh viên năm cuối vẫn miệt mài chuẩn bị cho buổi lễ bảo vệ tốt nghiệp. Lần “vượt vũ môn” này thực sự là một thử thách. Còn đối với những người tham dự, nó khá giống với một buổi… tấu hài.
tốt nghiệp, bảo vệ tốt nghiệp, đại học, hài hước, sinh viên
Một lễ bảo vệ tốt nghiệp.

Điểm sáng trong giáo dục tư thục thành phố Hồ Chí Minh

Thời gian gần đây, ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung, mô hình trường THPT tư thục ngày càng phát triển mạnh mẽ. Cùng với hệ thống trường công lập, các trường tư thục đang đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng của học sinh.

Em Nguyễn Thị Hương Thảo (thứ 2 từ trái sang) - Giải Ba môn Vật Lý trong kỳ thi Học sinh giỏi Thành phố năm 2013

“Nướng” tiền hỗ trợ chính sách

Hàng loạt chính sách hỗ trợ người dân thoát nghèo không đạt hiệu quả do nhiều hộ còn ỷ lại, chây lười, vô tư lấy tiền nhà nước giúp đỡ đi nhậu nhẹt, mua sắm...

Xã Mường Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa nằm cách TP Thanh Hóa hơn 200 km. Đường sá chỉ là những lối mòn do dân tự mở nên học sinh (HS) muốn theo được con chữ chỉ còn cách dựng lều, lán bằng tre nứa tạm bợ trên sườn núi. Dù nhận được nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước nhưng HS ở đây vẫn bữa đói bữa no.

Học sinh bán trú của Trường THCS Mường Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa
trong căn lều trọ học tuềnh toàng.

Để thoát khỏi cảm giác bị "hành hạ" trong việc học

Muốn thoát khỏi cảm giác bị “hành hạ” trong học tập, cách duy nhất là bản thân ta phải “hành động”.

Khi “hành” = “hành hạ”

Rất nhiều bạn luôn than thở về chuyện trường lớp của mình, luôn miệng kêu ca rằng: “Nền giáo dục nước ta” thế này thế kia, số khác thì âm thầm, bền bỉ chịu đựng. Nhưng điểm chung của họ đều là những học sinh chưa thật sự biết cách học. Họ học vì điểm số, vì sợ mình thua kém bạn bè, họ chạy liên tục từ lớp học thêm này sang lớp học thêm khác mỗi tối, trên tay họ luôn là một cuốn tập/đề cương chi chit chữ được highlight xanh đỏ để “tụng”.

Bích Trang (lớp 11, trường THPT CVA) là một trường hợp như  thế. Lịch trình mỗi ngày của cô nàng này còn căng thẳng hơn cả ca sĩ đi show. Trang học thêm cả Toán, Lý, Hóa, Anh và cả môn… Tin học ở ngoài trường (dù trong trường bạn đã được học rất đầy đủ) để “thi nghề được điểm cao hơn bạn bè”. Ngoài ra, môn Toán cô bạn  học song song ở hai “lò” khác nhau cho… “chắc ăn” – theo lời tâm sự của bạn ấy.

Huế: Ra quân Tiếp sức mùa thi

Ngày 22/6, Tỉnh đoàn Thừa Thiên - Huế tổ chức lễ ra quân Tiếp sức mùa thi tại Trường Cao đẳng Công nghiệp. Hơn 1.000 đoàn viên, thanh niên là sinh viên các trường ĐH, CĐ trên địa bàn tỉnh đã tham gia buổi lễ với tinh thần sẵn sàng tiếp sức mùa thi.
Tình nguyện viên sẵn sàng tiếp sức cho thí sinh tại Huế  .
Tình nguyện viên sẵn sàng tiếp sức cho thí sinh tại Huế .

Đại học phản đối cấm thi ĐH-CĐ ở trường tiểu học

Cấm tổ chức thi ở trường tiểu học là đúng, nhưng khó thực hiện được trong mùa tuyển sinh này… các trường ĐH phản ứng về việc cấn tổ chức đặt địa điểm thi tại các trường tiểu học của Bộ GD- ĐT.
Quá nhiều điểm thi tại trường tiểu học
Ngày 6/6, Bộ GD-ĐT phát thông báo hướng dẫn thanh tra công tác thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2013. Trong đó có nhấn mạnh “không tổ chức thi trong các trường tiểu học”. Quy định này thực tế hợp lý nhưng thời điểm áp dụng lại không khả thi.
Với lý do mà Bộ đưa ra là vì ở trường tiểu học, bàn ghế hẹp, phòng học nhỏ, thí sinh thi ĐH phải ngồi vất vả và có thể không bảo đảm khoảng cách giữa hai thí sinh ở mức 1,2m như quy chế. Tuy nhiên đến thời điểm này công tác tuyển sinh gần như đã chuẩn bị hoàn tất, các trường đã gửi giấy báo dự thi cho các thí sinh, trong đó nhiều trường ĐH có địa điểm thi đặt tại các trường tiểu học.
Thi, ĐH-CĐ, trường tiểu học
Thí sịnh dự thi ĐH năm 2012

GS Lân Dũng: Nên bỏ thi tốt nghiệp THPT

“Chúng ta nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhưng vẫn phải dựa trên cơ sở xét học bạ để đánh giá học sinh có đủ điều kiện để cấp bằng hay không”, GS.TS Nguyễn Lân Dũng nói.
Bỏ kỳ thi nhưng xét học bạ cấp bằng THPT
Nhiều năm gần đây, tỷ lệ tốt nghiệp THPT ở nhiều tỉnh thành trên cả nước xấp xỉ từ 98 đến 99%. Năm 2013, một số tỉnh kinh tế khó khăn ở khu vực ở Đồng bằng sông Cửu Long như Cần Thơ còn có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp tới 99,91%. Đặc biệt, một số tỉnh vùng núi như Bắc Cạn, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp tới 98,7%; Tuyên Quang 94,84%...

Nhiều người đặt câu hỏi, với tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao như vậy liệu có đúng với thực chất đào tạo của các trường? Một số ý kiến khác cho rằng, nếu tỷ lệ tốt nghiệp cao như vậy thì tại sao chúng ta không hướng tới việc bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, tránh tốn kém, giảm áp lực cho thí sinh khi học hết cấp.
 - 1
GS.TS Nguyễn Lân Dũng

Một kỳ thi nghiêm túc

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT trên địa bàn Hà Nội vừa kết thúc. Nhìn chung, dư luận đánh giá đây là kỳ thi nghiêm túc, đề thi hay, sát thực tiễn, khơi gợi tính sáng tạo của học sinh, đồng thời có tính phân loại cao.
Hầu hết thí sinh đều cho rằng đề thi môn Văn năm nay hay, nằm trong chương trình ôn thi, yêu cầu học sinh phải nắm bắt toàn bộ kiến thức về Văn học chương trình lớp 9. Chính vì vậy, phần đông thí sinh ra khỏi phòng thi với nét mặt rạng rỡ, tâm trạng phấn khởi. Em Nguyễn Hương Giang, thí sinh thi tại Hội đồng thi Trường THPT Việt Ðức (quận Hoàn Kiếm) cho biết: Ðề thi Văn hay vì có tính thời sự. Em hoàn thành bài trước khoảng 10 phút. Trong những câu hỏi, em thấy ý thứ ba của câu hai (nêu những suy nghĩ về hình ảnh người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc) là dạng câu hỏi mở, giúp chúng em thể hiện những suy nghĩ của mình. Em rất tự tin với bài làm của mình, em đoán mình đạt từ 8 điểm trở lên.
Nhận định về đề thi môn Văn, cô giáo Nguyễn Thu Thủy, giáo viên dạy Văn, Trường THCS Nguyễn Trãi (quận Ba Ðình) nhận định: Ðề thi hay và vừa sức với học sinh. Kiến thức chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9. "Ðề thi ra có nhiều ý nghĩa, giúp học sinh liên hệ với thực tiễn. Trong đề thi có những câu hỏi mang tính thời sự liên quan đến chủ quyền biển đảo, từ đó khơi dậy cho các em tình yêu quê hương. Tuy nhiên, với câu đầu hơi khó, đây là câu nghị luận xã hội, đòi hỏi học sinh phải có tư duy phân tích, tổng hợp sắc sảo. Nhưng chắc chắn điểm Văn năm nay ít có điểm thấp"- cô Thủy khẳng định.

Điểm thi tốt nghiệp THPT môn địa thấp: Bỏ học môn địa suốt cả năm

Nhiều thí sinh thừa nhận đã “buông” môn địa, dồn sức cho các môn thi đại học dẫn đến điểm thi tốt nghiệp THPT môn này năm nay thấp.
Thí sinh xem lại bài sau giờ thi môn địa lý kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 tại hội đồng thi Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (TP.HCM)

Nên trả kỳ thi THPT về cho địa phương

Nhiều ý kiến cho rằng, kết quả thi tốt nghiệp THPT năm nay không phản ánh đúng thực chất dạy và học. Nên trả kỳ thi về cho các địa phương là ý kiến được nhiều chuyên gia đề xuất.
a
Thí sinh làm thủ tục vào phòng thi
Không thực chất
Trao đổi với PV Tiền Phong về kết quả thi tốt nghiệp THPT năm nay và những năm gần đây, GS Nguyễn Minh Thuyết khẳng định: “Không phản ánh thực chất”. Theo GS Thuyết, năm có kết quả thi phản ánh thực chất là năm đầu tiên tổ chức thi theo tinh thần hai không (năm 2007).

Tranh suất vào lớp 10 công lập

Hôm nay 18-6, hơn 71.000 thí sinh Hà Nội chính thức bước vào kỳ thi quan trọng đầu tiên trong suốt 9 năm học cơ sở. Việc đảm bảo an toàn cho kỳ thi với số lượng thí sinh lớn tại 3.008 phòng thi được thực hiện với việc triển khai hệ thống thanh tra tại chỗ, thanh tra lưu động và đột xuất tới tất cả các hội đồng thi.

Thí sinh cần chú ý tránh căng thẳng, gây ảnh hưởng tâm lý không tốt khi làm bài thi 

Hết thời của luyện thi cấp tốc

Dẫu không còn cảnh ùn ùn đổ về thành phố luyện thi cấp tốc như nhiều năm trước đây, song cứ sau kỳ thi tốt nghiệp, hoạt động luyện thi lại được hâm nóng dưới nhiều hình thức.

Đa dạng hình thức luyện thi

Với lợi thế là ngày càng có nhiều thông tin hơn từ bạn bè, anh chị và qua internet, các học sinh muốn luyện thi không cần rẽ vào bất kỳ một bàn đăng ký nào để ghi danh, nộp tiền như trước đây. Thay vào đó các em cũng như phụ huynh cân nhắc rất cẩn thận và tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn trước khi bỏ ra một khoảng lớn thời gian và công sức trước kỳ thi.
 
Các thí sinh đăng ký học tại một trung tâm luyện thi  gần Trường Đại học Khoa học tự nhiên. Ảnh: Huyền Vũ
Các thí sinh đăng ký học tại một trung tâm luyện thi gần Trường Đại học Khoa học tự nhiên.

Psy giành cúp tại Lễ trao giải âm nhạc Canada MMVA 2013

Chàng béo đã giành giải Video có sức ảnh hưởng nhất của năm với Gangnam Style.
Lễ trao giải MuchMusic Video Awards (MMVA) là giải thưởng âm nhạc thường niên do của kênh âm nhạc Canada MuchMusic nhằm tôn vinh những video âm nhạc xuất sắc nhất trong năm.
Hàng trăm người hâm mộ đã tụ tập trước tòa nhà MuchMusic để theo dõi sự kiện mong đợi nhất trong tháng 6 này. Lễ trao giải MMVA năm nay kéo dài 2 giờ đồng hồ đem lại cho khán giả những cảm xúc tuyệt vời trong âm nhạc.
Psy giành cúp tại Lễ trao giải MMVA 2013
Psy đã ẵm giải thưởng Video có sức ảnh hưởng nhất của năm với Gangnam Style
Màn trình diễn của Psy trong chương trình

'Blurred Lines' chiếm ngôi quán quân Billboard: Để nổi tiếng, phải tai tiếng?

“Tôi không ngại việc khỏa thân” – nam ca sĩ Robin Thicke nói với Billboard về MV (video music) gây tranh cãi Blurred Lines. Mặc dù vậy, Thicke không phải là người trút bỏ quần áo mà là những người mẫu nữ được anh mời đóng MV.
Blurred Lines của Thicke, với sự hợp tác của rapper T.I. và nhà sản xuất Pharrell, vừa nhảy vọt từ hạng 6 lên hạng 1 ở Hot 100 tuần này. Đây cũng là đĩa đơn quán quân đầu tiên của Thicke ở Billboard. MV của bài hát bắt tai này cũng đang dần trở thành một video gây sốt.
Gây sốc bằng phiên bản
Blurred Lines phát hành vào tháng 4 với 2 phiên bản: bản gốc và bản đã biên tập, trong đó bản gốc phát hình 3 người mẫu  khỏa thân hầu như không che đạy, còn bản biên tập thì các người mẫu mặc quần áo đầy đủ. Ê kíp thực hiện đã làm đồng thời cả 2 phiên bản MV này và tung cả hai lên mạng, nhưng bản gốc đã bị YouTube xóa sau khi đạt 1 triệu lượt xem. Còn bản đã chỉnh sửa hiện có gần 48 triệu lượt xem.
Chính việc bị cấm đã đưa Blurred Lines trở thành một video gây sốt được cư dân mạng “truy lùng”. Hiện tại, khi bản gốc trở nên rất “hiếm có khó tìm” thì nhiều người vẫn hứng thú với bản chỉnh sửa trên YouTube.
(Từ trái sang) Ca sĩ Robin Thicke, người mẫu Elle Evans và nhà sản xuất Pharrell trong MV Blurred Lines.

Tiến sĩ Bùi Trân Phượng: Phải làm được trong điều kiện tưởng không làm được

Nếu xét về sự lan tỏa trong cộng đồng, có thể xem bà là người của công chúng. Trong giới học thuật, đặc biệt những ai quan tâm đến giáo dục và đổi mới giáo dục, tên tuổi của bà không hề xa lạ.

Tiến sĩ Bùi Trân Phượng (ảnh), Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen, đã có một cuộc trao đổi rất thẳng thắn, cởi mở nhưng cũng hết sức tâm huyết, trăn trở về những gì bà đã trải qua để vun đắp cho một mục tiêu giáo dục VN không thể thua kém.
Sáng tạo nảy sinh do nhu cầu sống còn
Có thể xem bà là người thành công nếu dựa trên những gì bà đã làm. Bà có thể chia sẻ cho mọi người biết những yếu tố nào để có được thành công?

Giám khảo bật khóc khi chấm môn văn

Đề ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT có câu nghị luận xã hội bàn về sự hy sinh dũng cảm của học sinh Nguyễn Văn Nam đã chạm được đến những cảm xúc chân thực nhất của học trò. Và không ít giám khảo nói họ đã bật khóc khi đọc những cảm xúc các em viết.

Giám khảo bật khóc khi chấm môn văn
Giám khảo chấm thi môn văn tại TP.HCM

Công cụ đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng GD-ĐT

Sau 3 năm triển khai thực hiện công tác khảo thí và bảo đảm chất lượng giáo dục-đào tạo trong các nhà trường quân đội cho thấy đây là công cụ quan trọng để quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng GD-ĐT của các nhà trường trong giai đoạn mới…
Giờ học thực hành của học viên Học viện Hậu cần trong phòng thí nghiệm.

Nặng gánh chấm thanh tra

Đại diện nhiều trường cho rằng trong đợt tuyển sinh ĐH, CĐ 2013, việc chấm thanh tra chẳng những không thực sự cần thiết mà còn khiến công tác tổ chức kỳ thi thêm nặng nề

Kỳ thi tuyển sinh năm nay, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường thành lập ban chấm thanh tra trực thuộc hội đồng tuyển sinh của trường, có nhiệm vụ tổ chức chấm thanh tra ít nhất 5% bài thi của mỗi môn tự luận. Tuy nhiên, việc thành lập ban chấm thanh tra đang gây không ít khó khăn cho các trường.
Tốn công, tốn của
Theo ông Vũ Văn Hòa, Trưởng Phòng Đào tạo - Trường CĐ Kinh tế Đối ngoại, năm nay, trường có 18.000 thí sinh (TS) đăng ký dự thi.  Như vậy, 5% bài thi của 2 môn tự luận văn và toán phải xấp xỉ 10.000 bài. Số lượng bài phải chấm thanh tra lớn như vậy nên trường dự kiến thành lập ban chấm thanh tra độc lập với ban chấm bình thường, dự kiến 16 người/2 môn. Ngoài ra, phải có trưởng ban, thư ký ban, bố trí phòng ốc… để hoạt động nên việc này khá phức tạp, tốn kém.
Ông Nguyễn Anh Đức, Trưởng Phòng Công tác Học sinh - Sinh viên, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, cho biết trường thành lập ban chấm thanh tra bao gồm những giảng viên có uy tín, kinh nghiệm, chủ nhiệm bộ môn…, chấm song song với tiến độ chấm thi bình thường. Nếu 100 bài thi được chấm xong thì ban chấm thanh tra sẽ bốc thăm chấm 5-10 bài. Theo ông Đức, số lượng bài chấm thanh tra các môn tự luận sẽ rất lớn vì trường có đến 28.000 TS đăng ký dự thi, dự kiến ban chấm thanh tra phải gồm 10-15 người.

Nhật Bản tìm cách thu hút du học sinh Việt Nam

Học sinh - sinh viên tìm hiểu các trường ĐH của Nhật Bản tại Triển lãm du học - việc làm Nhật Bản ngày 25.5 vừa qua

Trong thời gian gần đây, Nhật Bản đang đưa ra nhiều chính sách thu hút du học sinh (DHS) các nước nói chung và Việt Nam nói riêng đến học tập.

Nghỉ hè cũng như không!

Vì không thể trông con, nhiều phụ huynh chấp nhận đăng ký cho con học đủ các môn năng khiếu cho hết tuần!
Cầm trên tay xấp phiếu đăng ký học năng khiếu cho con tại Nhà Thiếu nhi TP.HCM, chị Đinh Hương cho biết: “Một tuần sáu ngày, mỗi ngày hai buổi, mình đăng ký cho con học luân phiên hết các môn năng khiếu và văn hóa: bóng rổ, bóng bàn, cầu lông, cờ vua, tiếng Anh, luyện chữ, khéo tay, tin học. Vì để con ở nhà thì chẳng ai trông, mang vào cơ quan cũng không được. Thôi thì con học được gì thì học, chủ yếu là có chỗ cho con trú ngụ trong những ngày hè”.
Một cán bộ công tác tại Nhà Thiếu nhi quận 1 cho hay: hè nào nhà thiếu nhi này cũng mở hơn 10 môn học với hàng chục lớp nhưng vẫn quá tải. Có người dẫn con đến nhưng không biết đăng ký học gì, chỉ nói là học môn nào mà con ở đây cả ngày là được!
Chạy sô học năng khiếu
Cứ 11 giờ trưa các buổi thứ ba, năm, bảy, chị Hải Lý lại đến Nhà Thiếu nhi quận 1 đón cậu con trai 8 tuổi về nhà ăn cơm sau buổi học tiếng Anh. Đầu giờ chiều, chị lại chở con đến Nhà Thiếu nhi TP học luyện chữ đẹp và võ thuật. Chị cho hay, do bạn chị dạy tiếng Anh ở quận 1 nên chị phải đăng ký cho bé học ở hai nơi khác nhau. Riêng các buổi chiều hai, tư, sáu, chị mua sẵn nhiều vở tập viết cho con và thuê sinh viên kèm luyện chữ tại nhà. Theo chị, thà tốn thêm tiền để cho con đi học còn hơn phải xin nghỉ việc chỉ để trông giữ con.

Học kỳ quân đội - Bổ ích và thiết thực

Học kỳ quân đội trong dịp hè là một trong những hoạt động của Thành đoàn Hà Nội, nhằm thiết thực quan tâm, chăm sóc, góp phần giáo dục nhân cách, đạo đức cho thanh thiếu niên. Đây là năm thứ 3 Thành đoàn tổ chức Học kỳ quân đội và hoạt động này thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh cũng như các em học sinh…

Khơi dậy ý chí, xây dựng lý tưởng cho thế hệ trẻ

Nếu không chứng kiến, trò chuyện, khó có thể hình dung những thanh thiếu niên tuổi từ 11 đến 18 lại trở nên rắn rỏi, nghị lực và biết xác định lý tưởng sống, tình yêu Tổ quốc như các em học sinh tham gia chương trình Học kỳ quân đội. 151 thanh thiếu niên của khóa học Học kỳ quân đội năm 2013 là "chủ nhân" của khuôn viên khá rộng rãi, khang trang thuộc Trung tâm Huấn luyện Bộ đội Biên phòng (xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc). Qua phút bỡ ngỡ ban đầu khi mới đặt chân đến đây, các em với quân phục, hàng ngũ chỉnh tề đã nhanh chóng thực hiện theo đúng điều lệnh quân đội do các cán bộ của trung tâm hướng dẫn. Với thời gian biểu chi tiết cho từng công việc và theo chủ đề mỗi ngày, trong 7 ngày huấn luyện tại trung tâm, các em được tiếp cận nhiều kiến thức, từ kỹ năng sống, kỹ năng thực hành xã hội, tìm hiểu lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, học điều lệnh, đội hình, thực hành tháo lắp súng, huấn luyện võ thuật… Đặc biệt, các em phải tự làm tất cả các công việc chăm sóc cho bản thân, rèn luyện ý thức kỷ luật từ giờ giấc ăn, ngủ, nghỉ, sắp xếp đồ dùng cá nhân, tham gia sinh hoạt cộng đồng…

Đánh động vào lối sống vô cảm

Ngay sau khi đề thi môn văn tốt nghiệp THPT năm nay có nêu tấm gương của học sinh Nguyễn Văn Nam - lớp 12T7 Trường THPT Đô Lương 1 (Nghệ An), người đã hi sinh sau khi quên mình cứu năm bạn nhỏ thoát khỏi dòng nước xiết sông Lam ngày 1-5, Tuổi Trẻ đã trở lại cùng gương dũng cảm này qua diễn đàn “Cứu người, dù hi sinh tính mạng?”.
“Hiệp sĩ” Nguyễn Văn Minh Tiến được bác sĩ, bà con, bạn bè chăm sóc sau khi bị nạn do tham gia bắt cướp. Hành động dũng cảm của các “hiệp sĩ” vì sự an toàn xã hội luôn được đề cao

Qua nhiều ý kiến đa chiều đăng trên các số báo cũng như những chia sẻ mà Tuổi Trẻ nhận được, phần lớn bạn đọc đều cảm động, khen ngợi tinh thần sẵn sàng xả thân vì người khác của Nam và đồng tình với việc đề thi tú tài đề cập đến câu chuyện nhân văn này. Cũng có cả ý kiến trái chiều đặt vấn đề có nên hi sinh để cứu người không?
Diễn đàn chủ nhật tuần này giới thiệu ý kiến của tiến sĩ Hồ Thiệu Hùng cùng một số chia sẻ khác để khép lại diễn đàn “Cứu người, dù hi sinh tính mạng?”. Cảm ơn bạn đọc và mời bạn đọc tham gia các diễn đàn tiếp theo trên Tuổi Trẻ.
Giúp thức tỉnh suy nghĩ ở nhiều người
Dù có cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan nhưng rõ ràng sự vô cảm đang là một vấn nạn nhức nhối trong xã hội chúng ta. Chỉ biết lo cho bản thân mình, thấy người bị nạn không giúp đỡ, tình làng nghĩa xóm đang bị mai một... và thay vào đó là một thế giới đề cao chủ nghĩa vị kỷ. Câu chuyện của Nguyễn Văn Nam như một ngọn lửa bùng cháy, lan tỏa nhanh và thức tỉnh suy nghĩ ở mọi người.
Trong những tình huống cứu người cấp bách, ngay cả lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp cũng vẫn có thể gặp những rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Vì vậy không nên cho rằng Nam không biết “tự lượng sức mình” khi cứu người bị nạn. Tất nhiên để hạn chế những hậu quả xấu có thể xảy ra, giới trẻ cần được trang bị những điều cơ bản như: khả năng quan sát tốt tình huống, khả năng kêu gọi và huy động trí tuệ, sức mạnh tập thể... Bên cạnh đó là các kỹ năng đặc biệt ứng với từng tình huống nguy hiểm cụ thể. Nhà trường và gia đình có trách nhiệm giúp các em hoàn thiện những kỹ năng này.
ThS tâm lý ĐÀO LÊ HÒA AN
(chuyên gia huấn luyện kỹ năng nhận diện và
ứng phó với tình huống nguy hiểm
)
Vẽ lại bức tranh ở giới trẻ
Câu chuyện cứu người của Nam không chỉ gợi lên chủ đề bấy lâu nay dường như đã ngủ quên trong lòng mọi người là lòng dũng cảm, mà qua đó còn giúp vẽ lại bức tranh về giới trẻ vốn xám xịt trong suy nghĩ của nhiều người.
Cho dù tranh cãi về Nam là chưa ngã ngũ nhưng hành động của em đáng học hỏi. Đừng mãi phân tích đúng, sai trong câu chuyện này bởi mỗi người có quyền có lựa chọn riêng trong hành động đáng được tôn trọng. Điều cần thiết hơn là người lớn chúng ta cần giáo dục trẻ biết đánh giá đúng tình hình và biết tự chịu trách nhiệm về điều mình làm. Các em cũng cần được biết lòng dũng cảm là điều đáng quý nhưng sẽ hay hơn nếu đi kèm lòng dũng cảm là sự tự trang bị những kỹ năng sống cho bản thân... để không chỉ có thể cứu người mà còn tự bảo vệ được mình.
Mỗi con người chúng ta trưởng thành ra sao, tính cách trở nên như thế nào hầu hết đều bị tác động bởi môi trường sống xung quanh và sự giáo dục, ảnh hưởng từ thế hệ trước. Vì vậy người lớn cần làm tấm gương sáng để giới trẻ noi theo thay vì chỉ rao giảng giáo điều, phân tích một chiều.
PHẠM HÀ NGỌC
(25 tuổi, giáo viên, Q.10, TP.HCM)
Không có quan điểm đúng, sai
Theo tôi, đây là góc tiếp cận sáng tạo của đề thi văn, khuyến khích học sinh mở rộng khả năng tư duy, lập luận nên tôi hoàn toàn ủng hộ. Tôi được biết có nhiều tranh cãi về hành động của Nam những ngày qua và điều đó hoàn toàn dễ hiểu. Đã là quan điểm thì muôn hình vạn trạng, không có quan điểm đúng hay sai, chỉ có quan điểm có tính thuyết phục cao và ngược lại. Thực tế, chúng ta không ở hoàn cảnh của sự việc nên không thể võ đoán việc Nam làm là đúng hay sai. Tuy nhiên, chính nhờ những phản biện nhiều chiều giúp chúng ta nhìn nhận thấu đáo hơn về sự việc để từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết trong các trường hợp tương tự sau này.
Dù sao đi nữa, tôi vẫn cho rằng hành động của Nam là rất dũng cảm và hoàn toàn xứng đáng để được nhớ đến, vinh danh như một tấm gương sáng.
JOHNY TRÍ DŨNG
(cựu SV ĐH SMU, Singapore)
Sẽ làm điều tương tự Nam
Là đồng hương của Nam, tôi rất tự hào về hành động của em và tin bản thân sẽ làm điều tương tự khi rơi vào tình huống như Nam. Xã hội ngày càng hiện đại, phát triển kéo theo mặt trái là sự thực dụng, vô tâm ngày một cao ở con người. Bên cạnh đó, nhiều bậc phụ huynh, gia đình hiện quan tâm, chăm sóc con cái quá mức dẫn đến việc giới trẻ dần trở nên thụ động, chỉ biết nhận chứ ít khi cho. Câu chuyện của Nam là một cú hích để mọi người nhìn lại việc giáo dục tính vì cộng đồng ở người trẻ. Nếu gặp tình huống như Nam mà chúng ta cứ mãi so đo, tính toán thì hậu quả biết đâu sẽ bi thảm hơn rất nhiều. Một xã hội mà mọi người chỉ nói về điều tốt nhưng không can đảm làm điều tốt thì sẽ khó thể phát triển.
-----------------------------------------------  

Kỳ thi đại học lớn nhất thế giới bắt đâu hôm nay

Kì thi đại học quốc gia tại Trung Quốc được gọi tên là Gao Kao. Thường diễn ra vào 3 ngày mùng 7, 8, 9 của tháng 6 hàng năm trên cả nước.
Truyền thống học thi đã trở thành một nét nổi bật trong văn hoá Trung Quốc suốt 2.000 năm qua. Thời xưa, các sĩ tử phải vượt qua nhiều kỳ thi khắc nghiệt mới được bổ nhiệm làm quan. Thì tới nay chỉ có kỳ thi đại học mới quyết định được việc học sinh có trở thành một sinh viên hay không.
Tại Trung Quốc không có hình thức nộp đơn xin học, tuyển thẳng, hay viết bài luận… để có thể đi học đại học như ở Mỹ, Anh. Nội dung các môn thi bao gồm một chuỗi các bài kiểm tra viết và năng lực của thí sinh được đánh giá. Các trường đại học, cao đẳng cũng coi các bài thi là tiêu chí quyết định để tuyển chọn các sinh viên tương lai.

“Xin đừng suy diễn về một đề Văn quá hay như thế”

Đề thi môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay rất hay, đặc biệt thầy cô giáo, HS và cả xã hội đánh giá cao câu số 2, câu nghị luận xã hội “Viết một bài văn ngắn khoảng 400 từ bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về hành động dũng cảm cứu người của HS Nguyễn Văn Nam…”.
Tự tin qua từng môn thi
Tự tin qua từng môn thi

Đừng sợ không thi, học sinh “ngồi nhầm ghế”

Đề án thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sinh vào ĐH,CĐ được Bộ GDĐT đánh giá là chín muồi, tổ chức thực thi ngay trong năm học 2009. Thế nhưng, cái lý trong phản hồi của dư luận khiến bộ “đành” dừng việc triển khai. Cả xã hội vẫn bị cuốn vào hai kỳ thi, dù bộ rất mong muốn bỏ được một.
Nhìn thẳng vào sự thật

Điều lo lắng nhất của luồng ý kiến bảo vệ quan điểm “giữ kỳ thi tốt nghiệp phổ thông”, đồng tình với chủ trương của Bộ GDĐT, đó là: Nếu không thi, học sinh sẽ sao nhãng việc học hành, không đảm bảo về chất lượng ở bậc học này. Và đã học thì phải thi.

Cách đây hơn chục năm, dư luận đã từng lên tiếng “xin” Bộ GDĐT bỏ kỳ thi tốt nghiệp bậc tiểu học, vì chúng ta đã thực hiện phổ cập giáo dục. Hơn nữa, tấm bằng tốt nghiệp ở bậc tiểu học cũng chẳng có giá trị trong bậc học hệ phổ thông. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ GDĐT thời ấy là ông Nguyễn Minh Hiển vẫn cứ thiết tha trình bày trước QH rằng, muốn bỏ thi tốt nghiệp bậc tiểu học thì phải sửa Luật Giáo dục. Nếu bỏ thi, học sinh sẽ sao nhãng chuyện học hành từ bậc học đầu tiên, ảnh hưởng đến chất lượng. Phải trải qua đến ba-bốn kỳ thảo luận tại QH, cuối cùng, trong khi chờ sửa Luật Giáo dục, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ sáu đã ban hành Nghị quyết 37 (tháng 12.2004), quyết nghị: Bỏ kỳ thi tốt nghiệp bậc tiểu học bắt đầu từ năm 2005.

Đề văn: Một dấu mốc thay đổi

Thời gian qua, một vấn đề được bàn luận khá rôm rả trên diễn đàn Internet cũng như các trang mạng xã hội lại là vấn đề khá nghiêm túc lâu nay không thuộc “từ trường” của giới trẻ, đó là đề thi Ngữ văn THPT. Theo nhiều ý kiến, tính thời sự được cập nhật ngay và hướng đến ý nghĩa nhân sinh là 2 điểm riêng đáng chú ý với đề văn này.
Thí sinh thảo luận bài sau giờ thi
Thí sinh thảo luận bài sau giờ thi

Ðổi mới phương pháp dạy và học

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013 kết thúc với những đổi mới bước đầu. Trong đó, việc ra đề thi theo hướng mở hai môn Ngữ văn và Ðịa lý nhận được sự chú ý của dư luận xã hội, vì kết quả không chỉ có ý nghĩa về sự thành công của kỳ thi, mà còn là tiền đề cho việc đổi mới cách nghĩ, cách làm trong dạy học và thi cử.
Ðề thi môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT năm 2013, ngoài các câu hỏi như thường lệ, có câu yêu cầu thí sinh viết một bài văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về hành động dũng cảm cứu người của một học sinh. Câu hỏi này có ý nghĩa thiết thực, mang tính thời sự, lấy từ người thật việc thật và gắn liền với thực tế cuộc sống, có tính nhân văn cao. Ðề thi hướng thí sinh đến những sự việc, những tính cách thiết thực nhất trong đời sống, đó là lòng dũng cảm và nhân cách tốt.
Ðối với đề thi môn Ðịa lý, câu hỏi về việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển đảo đã khơi gợi sự hiểu biết và ý thức về chủ quyền dân tộc, có ý nghĩa lớn không chỉ đối với các thí sinh dự kỳ thi năm nay, mà còn đối với thế hệ trẻ sau này. Cũng trong đề thi môn Ðịa lý còn có câu hỏi về thế mạnh nguồn lao động và vấn đề việc làm gắn với kinh tế - xã hội nước ta. Một câu hỏi mang tính thực tiễn về lao động, nhân lực gợi mở, đòi hỏi sự tìm tòi của thí sinh từ thực tế cuộc sống gắn với việc lựa chọn bậc học, ngành nghề, việc làm của thí sinh sau tốt nghiệp THPT.

Chậm nhất ngày 18/6 có kết quả thi tốt nghiệp THPT

Theo lịch công tác kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013, việc tổ chức chấm thi sẽ bắt đầu từ ngày 6/6 và chậm nhất ngày 18/6 công bố kết quả tạm thời của kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Năm nay, lần đầu tiên Bộ GD-ĐT thành lập tổ chấm kiểm tra bài thi tự luận, độc lập với các tổ chấm thi. Mục đích của chấm kiểm tra là giúp Chủ tịch Hội đồng chấm thi phát hiện nhanh, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình chấm thi. Tổ này phải chấm kiểm tra ít nhất 5% số lượng bài thi của mỗi môn.
 

Đề mở, đáp án mở

Bộ GD-ĐT đánh giá ý thức chấp hành quy chế thi của thí sinh và cán bộ coi thi đã tốt hơn. Việc chấm thi bắt đầu từ hôm nay (5-6), các Sở GD-ĐT phải công bố kết quả chậm nhất đến ngày 18-6

Chiều 4-6, Bộ GD-ĐT đã tổ chức họp báo về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013 tại Hà Nội ngay sau khi kết thúc môn thi cuối cùng.
Vì sao vẫn còn “phao”?
Nhận định về kỳ thi năm nay, ông Ngô Kim Khôi, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ GD-ĐT, cho rằng ý thức chấp hành quy chế thi của thí sinh (TS) và cán bộ tham gia tổ chức thi, kỷ luật phòng thi có tiến bộ. Thống kê ban đầu cả nước chỉ có 49 TS vi phạm quy chế, có 1 trường hợp nhờ người thi hộ. Số cán bộ bị đình chỉ công tác phục vụ thi là 2 người do mang ĐTDĐ vào khu vực thi. Tuy nhiên, vẫn có cán bộ coi thi chưa kiên quyết và kịp thời nhắc nhở TS thực hiện các quy định, còn để một số TS trao đổi bài trong phòng hoặc vứt bỏ tài liệu sau buổi thi  tại sân trường.

Cục Nghệ thuật biểu diễn cứng rắn với cuộc thi nhan sắc “Nữ hoàng biển”

Vừa qua, dư luận xôn xao về  việc  BTC Festival Biển 2013 đã quyết định loại vòng chung kết cuộc thi Nữ hoàng Biển Việt Nam năm 2013 ra khỏi chương trình Festival Biển năm nay. Để khẳng định thêm vấn đề ông Nguyễn Đăng Chương - Cục trưởng Cục NTBD cho biết thêm: Khi nhận được phản ánh những sai phạm của công ty Rồng Việt - đơn vị tổ chức cuộc thi, đại diện Cục NTBD và thanh tra Bộ VH-TT-DL đã thành lập đoàn kiểm tra và sau khi làm việc chúng tôi nhận thấy công ty Rồng Việt có nhiều sai phạm.
Trước tiên là khâu tiếp nhận hồ sơ đăng ký của các thí sinh không đúng theo quy định của pháp luật. Có 114 thí sinh tham gia vòng sơ khảo thì chỉ có 59 thí sinh có hồ sơ. Và trong số 59 hồ sơ này có 23 thí sinh là thiếu hồ sơ theo quy định của pháp luật. Việc thí sinh không nộp hồ sơ mà dự thi sơ tuyển đã vi phạm Khoản 1 Điều 17 Nghị định 79.
Thí sinh tham gia Nữ hoàng biển 2013
Thí sinh tham gia Nữ hoàng biển 2013

‘Mang máy quay vào phòng thi bị tiếng ác’

Nhiều thí sinh kì thi tốt nghiệp THPT 2013 cho rằng việc mang máy quay vào phòng thi để chống tiêu cực không cần thiết.
Không thể lăm le tố giác bạn bè
Đã trải qua 4 môn thi, bạn Phùng Hoàng, trường THPT Hà Nội Amsterdam tỏ ra khá tự tin dù đề thi năm nay nhiều môn được đánh giá là hay, lạ và đổi mới. Hội đồng thi của Hoàng gồm ba trường: Chu Văn An, Hà Nội Amsterdam và Chuyên Ngữ. Đây là 3 trường top đầu cả nước về chất lượng giáo dục.
Theo Hoàng, việc mang phao, sử dụng tài liệu trong kỳ thi tốt nghiệp tại phòng thi của Hoàng gần như không có. Bạn chia sẻ: “Sử dụng phao, các bạn đã tự lấy ổ để khoá cuộc đời mình. Đó là chưa kể, thi tốt nghiệp là kì thi mà bất cứ ai cũng nên đỗ. Đỗ tốt nghiệp là cánh cửa cơ bản mở ra con đường tương lai cho bạn và cả người khác nữa. Sẽ thế nào nếu bạn lăm lăm cầm máy quay, chỉ trực tố cáo thầy cô và bạn bè?”. Bản thân bạn ấy chắc sẽ bị mang tiếng ác, “ăn ở không tốt”, tiếng xấu với thầy cô và mọi người.
Hoàng Magic, học sinh lớp 12 trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam.

Cánh cò nâng bước thí sinh

Không phải ngẫu nhiên những cung bậc cảm xúc, hình ảnh xúc động lại được thể hiện rõ nhất bên ngoài cánh cổng của trường thi. Năm nào cũng vậy khi mùa thi đến, các bậc phụ huynh lại dồn tâm huyết nâng bước sĩ tử.
Mặc dù áp lực của kỳ thi tốt nghiệp những năm trở lại đây không lớn, song dù nhà ở xa hay gần điểm thi thì các bậc phụ huynh vẫn bớt chút thời gian đến trước cổng trường thi “ngóng chờ” để được nhìn thấy gương mặt rạng ngời của con khi kết thúc giờ làm bài.
“Mặc dù nhà ở ngay phố Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm - Hà Nội), con tôi thi tại Trường THPT Việt Đức cách nhà 500 m nhưng tôi vẫn tranh thủ ra đón con để chia sẻ với con cảm xúc của bậc làm cha, làm mẹ…” Chị Phạm Xuân Hiền (Hà Nội) chia sẻ.
Tấm lòng cha mẹ là vậy, sẵn sàng bỏ thời gian, tâm huyết để nâng bước con tới trường. Và rồi, niềm hân hoan nhỏ nhoi ùa về khi nhận ra gương mặt rạng ngời của con mình bước ra từ trường thi…

Hà Nội đua... “mua, bán“ suất vào trường tiểu học

Để kiếm một chỗ học cho con trong năm học tới, nhiều phụ huynh đã huy động hết các mối quan hệ, từ bạn bè đến đồng nghiệp, các mối quan hệ với nhà trường như công an, UBND phường nơi trường đóng... cũng là một áp lực đối với hiệu trưởng trong việc “chạy trường”. Cũng cần kể thêm áp lực bạn bè, nhà báo. Hễ ai có dây mơ rễ má với lãnh đạo nhà trường hoặc lãnh đạo ngành giáo dục là tìm đến “nài nỉ”, thậm chí là “ngã giá”.
Hình chỉ mang tính minh họa

Thấy gì qua phổ điểm thi đại học những năm gần đây

Theo quan niệm chung phổ điểm thi đại học được hiểu là biểu đồ phân bổ điểm thi đại học theo từng môn thi và theo tổng điểm của cả ba môn thi. Phân tích kỹ phổ điểm thi đại học ở từng năm cho phép rút ra nhiều kết luận bổ ích.

Chọn trường, chọn lớp… chọn cả cô

Sau nhiều phân tích, cảnh báo của các chuyên gia giáo dục, các thầy cô giáo… cùng sự quyết liệt hơn trong công tác tuyển sinh trái tuyến thì năm nay, xu hướng chọn trường “điểm”, cho con vào lớp 1 của các bậc phụ huynh có phần “hạ nhiệt”. Tuy nhiên, tâm lý chọn lớp, chọn cô vẫn là nhu cầu có thực.
Chọn trường không bằng chọn lớp, chọn cô
Trước mùa tuyển sinh năm học mới, trên các diễn đàn mạng dành cho cha mẹ như Webtretho, Lamchame... những “topic” thảo luận, tìm hiểu, xin lời khuyên, chia sẻ kinh nghiệm về việc chọn trường, chọn lớp cho con lại vô cùng “sôi động”. Bên cạnh nhiều ông bố bà mẹ vẫn băn khoăn lựa chọn giữa trường đúng tuyến và trái tuyến, giữa trường điểm và trường thường thì năm nay, các bậc phụ huynh quan tâm kỹ hơn tới các chương trình học và đặc biệt là quan tâm tới việc lựa chọn cô.
Chị Đỗ Thanh Hoa (Đống Đa, Hà Nội) nói: Rút kinh nghiệm từ việc xin trái tuyến một trường “điểm” trong quận cho cậu con trai lớn, đến cô con gái thứ hai chị quyết định cho học đúng tuyến là Trường Tiểu học Khương Thượng để tiện cho việc đưa đón, đi lại.
Học sinh tiểu học không cần quá nặng nề việc chọn cô, chọn lớp

Khó đóng cửa đại học kém chất lượng

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (VHGDTNTN&NĐ) của Quốc hội vừa công bố kết quả giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến giáo dục đại học (GDĐH). Theo đó, tới nay, Bộ GD-ĐT chưa đưa ra được danh sách các trường kém chất lượng phải giải thể.


Không phải cơ sở giáo dục đại học nào cũng đạt chuẩn để đảm bảo
chất lượng giáo dục

Top