Bộ nhắc các trường, dặn học sinh trước kỳ thi tốt nghiệp

Trường không cắt xén chương trình, lưu ý đề thi; chương trình ôn tập, học trò lo học bài, chú ý giữ gìn sức khỏe, đó là những yêu cầu từ Bộ GD&ĐT.
Động thái này của Bộ nhằm chuẩn bị tốt cho học sinh về kiến thức, kỹ năng và tâm lý khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014.
Theo yêu cầu của Bộ, các Sở Giáo dục phải tập trung chỉ đạo các trường THPT hoàn thành chương trình lớp 12 theo đúng kế hoạch, phù hợp với hướng dẫn khung kế hoạch thời gian năm học 2013 - 2014 và Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông. Tuyệt đối không được cắt xén chương trình đã quy định.

Bộ GD&ĐT ”chốt” quy chế thi tốt nghiệp THPT 2014

Thông tư về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp THPT vừa được Bộ GD&ĐT ban hành.
Thi tốt nghiệp 4 môn
Theo thông tư trên, môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) gồm 4 môn; trong đó có 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn; 2 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ."
Thời gian làm bài đối với môn thi Toán và Ngữ văn là 120 phút; Lịch sử và Địa lí: 90 phút; Vật lí, Hóa học, Sinh học và Ngoại ngữ: 60 phút.
Tổ chức Hội đồng coi thi
Giám đốc Sở GD&ĐT ra quyết định thành lập các Hội đồng coi thi để thực hiện các công việc chuẩn bị và tổ chức coi thi.
Trong mỗi Hội đồng coi thi, việc lập danh sách thí sinh dự thi ở mỗi phòng thi được thực hiện như sau:
Xếp tên thí sinh dự thi theo thứ tự a, b, c,.. đối với các thí sinh không đăng ký thi Ngoại ngữ;
Xếp tên thí sinh dự thi theo thứ tự a, b, c,... và theo thứ tự môn thi Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật đối với các thí sinh đăng ký thi Ngoại ngữ.

Bộ GD&ĐT phát hành cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ 2014” quá chậm?

Vào đúng ngày bắt đầu nhận hồ sơ ĐKDT, cuốn "Những điều cần biết..." mới được phát hành.

Hôm qua (17-3) là ngày đầu tiên các thí sinh dự thi ĐH, CĐ nộp hồ sơ ĐKDT. Đáng ra, cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ 2014" phải được Bộ GD&ĐT phát hành trước đó để các thí sinh có thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, tránh những sai sót không đáng có trong quá trình làm hồ sơ ĐKDT. Tuy nhiên, vào đúng ngày bắt đầu nhận hồ sơ ĐKDT, cuốn "Những điều cần biết..." mới được phát hành.

Một số điều thí sinh (TS) cần lưu ý tránh sai sót khi làm hồ sơ ĐKDT. Thời gian kết thúc nộp hồ sơ đợt này đến 17-4-2014. Từ ngày 18-4, những TS chưa nộp hồ sơ theo tuyến Sở được nộp trực tiếp tại các trường ĐH. Hồ sơ đăng ký dự thi bao gồm: Một túi đựng hồ sơ, phiếu số 1, phiếu số 2. (Phiếu số 1 do Sở GD&ĐT lưu giữ, Phiếu số 2 do TS giữ để sử dụng trong các trường hợp cần thiết); 3 ảnh chân dung cỡ 4x6cm được chụp trong thời gian 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ ĐKDT; 3 phong bì đã dán sẵn tem ghi rõ họ, tên và địa chỉ, số điện thoại của TS.

Các TS cần lưu ý tránh sai sót trong hồ sơ ĐKDT.    

Cô giáo chui túi nilon qua suối: Thật là kỳ dị!

“Để xảy ra sự việc này, xét về trách nhiệm quản lý thì do ngành giáo dục phải chịu. Tôi không nói Bộ Giáo dục mà tôi nói ngành giáo dục mới đúng vì Bộ Giáo dục ông ấy ở trên trời nên không biết chuyện này”, bà Khá nói.


Liên quan đến việc các cô giáo ở điểm trường của bản Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên phải ngồi trong túi ni lông để nhờ người đưa qua suối đi dạy học vào mùa lũ, trao đổi với PV Infonet chiều 17/3, Bà Nguyễn Thị Khá, Ủy viên thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng “Tôi không hiểu sao ngành giáo dục đến bây giờ có có cảnh kỳ dị như vậy”.

"Ở Mỹ, muốn nhập tịch phải qua thi Sử"

"Làm sao các em chịu đựng nổi những trang Sử khô khan, kèm theo đó là các môn học, môn nào cũng nặng"
Quá hàn lâm
PV: Sau khi công bố lựa chọn môn thi tốt nghiệp, đã xuất hiện tình trạng cả trường không có học sinh nào chọn thi môn Sử. Ông có bất ngờ trước thực trạng này không? Từ chuyện xé đề cương Sử khi biết không phải thi tốt nghiệp, đến việc không lựa chọn môn Sử như hiện nay, điều này lại một lần nữa nhắc nhở điều gì trong việc dạy và học môn Sử hiện nay, thưa ông?
GS.NGND Vũ Dương Ninh: Hiện tượng học sinh không thích học Sử và không chọn thi môn Sử, đó là hiện tượng vừa đáng buồn, vừa đáng lo ngại.
Đáng buồn là về mặt cảm xúc, còn đáng lo ngại là vì một thế hệ trẻ mà không quan tâm đến lịch sử, thì trong tương lai sẽ ảnh hưởng rất lớn.
Trong khi, lịch sử VN là những trang sử hào hùng, hấp dẫn, tinh thần ấy trong thời kháng chiến đã đi vào tâm hồn rất nhiều thanh niên, sinh viên và chính họ lại trở thành những người chiến sĩ chiến đấu rất anh dũng trên các mặt trận.
Bây giờ tại sao như vậy? Theo tôi, một là, trong chương trình môn học, tham nhiều kiến thức quá, dồn cho học sinh khá nhiều kiến thức. Về mặt lý thuyết tưởng như vậy là rất tốt, nhưng về mặt thực tế là không thích hợp.
Hai là, nội dung và cách diễn đạt không phù hợp với lứa tuổi, vì học sinh cấp 2, cấp 3, mới là lớp thiếu niên, mới chớm tuổi thanh niên. Tôi gọi là đội ngũ quàng khăn đỏ, giỏi lắm mới tiến lên đeo huy hiệu Đoàn.
GS.NGND Vũ Dương Ninh
GS.NGND Vũ Dương Ninh

Cấm dạy ngoại ngữ cho trẻ mầm non: Phụ huynh bất bình

Bộ GD-ĐT vừa ban hành văn bản “cấm” tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục mầm non. Văn bản này nhận được nhiều ý kiến không đồng tình của các bậc phụ huynh.
Theo nội dung văn bản này, các cơ sở giáo dục mầm non không cho trẻ làm quen với ngoại ngữ, tuyệt đối không tổ chức dạy thêm ngoại ngữ cho trẻ, không quảng bá, tiếp thị các chương trình, phần mềm làm quen với ngoại ngữ chưa được Bộ GD-ĐT cho phép áp dụng. 
Tuy nhiên, sau khi ban hành văn bản có hiệu lực, đã có nhiều ý kiến không đồng tình của các bậc phụ huynh, vì trên thực tế nhiều gia đình có nhu cầu dạy ngoại ngữ cho trẻ ở độ tuổi mầm non.
Anh Phạm Văn Tài (Hà Đông), hiện có con học ở trường mầm non cho biết: “Từ khi gia đình cho cháu đi mầm non, tôi đã đăng ký cho con học ở một Trung tâm ngoại ngữ, tuần 3 buổi. Sau một thời gian học ngoại ngữ, tôi có cảm nhận cháu năng động hơn và rất thích giờ học tiếng Anh...”
Theo anh Tài, việc học ngoại ngữ giúp trẻ em làm quen với ngôn ngữ mà về sau rất cần thiết cho học hành, giao tiếp, cũng như công việc tương lai của cháu. Anh không đặt nặng việc ở lớp mầm non con học được gì mà chỉ cần bé tiếp xúc, thích khám phá về những điều mới.
Bộ GD&ĐT quy định các cơ sở mầm non cấm dạy ngoại ngữ cho trẻ

Quá ít học sinh chọn môn sử thi tốt nghiệp THPT

Rất hiếm học sinh chọn thi tốt nghiệp môn sử - đó là kết quả khảo sát thu được tại hầu hết các trường THPT trên cả nước khiến giáo viên lo ngại việc tổ chức thi tốt nghiệp môn này sẽ gặp nhiều khó khăn.

Tại Trường THPT Ngô Sĩ Liên (Bắc Giang) bà Đào Thị Minh Hải – Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, nếu chọn môn thi, lượng thí sinh đăng ký môn lý, hóa chắc chắn sẽ nhiều nhất sau đó đến ngoại ngữ, các môn xã hội sẽ rất ít thí sinh đăng ký: “Riêng về môn sử, nhà trường đang lo số lượng học sinh thi sẽ không đến 20 em, thậm chí là không có em nào vì hiện tại số lượng học sinh theo khối C và đăng ký qua những kỳ thi thử ĐH, thi thử tốt nghiệp trước đó chỉ có chừng 15 – 20 em”.

Thí sinh chọn thi tốt nghiệp môn sử năm nay rất hiếm hoi (ảnh minh họa).
Thí sinh chọn thi tốt nghiệp môn sử năm nay rất hiếm hoi

Bỏ điểm sàn Đại học, Cao đẳng: Thả nổi chất lượng giáo dục?

Mùa tuyển sinh 2014, Bộ GD-ĐT đã quyết định bỏ điểm sàn Đại học, Cao đẳng (ĐH, CĐ) và thay vào đó sẽ có một Hội đồng tư vấn giúp Bộ trưởng về việc đặt ra những tiêu chí cụ thể để xét tuyển thí sinh (TS) vào ĐH, CĐ. Quy định này đã nhận được nhiều ý kiến khác nhau từ dư luận. Có ý kiến cho rằng quy định như vậy chất lượng đầu vào ĐH, CĐ sẽ bị bỏ ngỏ.

Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, việc dùng điểm sàn làm ngưỡng để vào ĐH, CĐ không còn phù hợp.

Kiểm soát được tiêu cực trong thi tốt nghiệp

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, ngoài điểm thi 4 môn thì kết quả học lực cả năm lớp 12 của học sinh (HS) cũng chiếm tới 50% trọng số để xét tốt nghiệp. Hơn nữa, trong 4 môn thi, HS chỉ phải thi hai môn bắt buộc là văn và toán, hai môn còn lại được chọn theo sở thích và năng lực.


Giảm môn thi bắt buộc giúp học sinh THPT bớt áp lực về thi cử

Muốn học trường chuyên, học sinh cần thêm gì?

Ngoài các tiêu chí về học lực, hạnh kiểm, học sinh dự thi vào các trường THPT chuyên còn được đánh giá dựa vào kết quả tham gia hoạt động xã hội, chỉ số cảm xúc (EQ), vượt khó (AQ).

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên.
Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định).

Muốn học trường chuyên, học sinh cần thêm gì?

Ngoài các tiêu chí về học lực, hạnh kiểm, học sinh dự thi vào các trường THPT chuyên còn được đánh giá dựa vào kết quả tham gia hoạt động xã hội, chỉ số cảm xúc (EQ), vượt khó (AQ).

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên.
Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định).

Top