Khi các địa phương toàn quyền

Từ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, Bộ GD&ĐT phân cấp triệt để quyền tự chủ cho các địa phương, bỏ chấm chéo, bỏ thanh tra ủy quyền: Nhiều cán bộ giáo dục cho rằng kỳ thi sẽ diễn ra nghiêm túc. Nếu thanh tra phát hiện có thí sinh quay cóp trong phòng thi, giám thị sẽ bị xử lý (Ảnh minh họa). Ảnh: Hồng Vĩnh.

Bỏ chấm chéo, bỏ thanh tra ủy quyền
Năm nay là năm đầu tiên Bộ GD&ĐT bỏ hẳn lực lượng thanh tra ủy quyền (cán bộ, giảng viên các trường ĐH, CĐ được Bộ ủy quyền đến làm thanh tra cắm chốt tại các hội đồng coi thi).
Lực lượng này bắt đầu xuất hiện từ năm 2007, kỳ thi đầu tiên thực hiện phong trào hai không mà Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (lúc đó là Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) phát động.

Đình chỉ thi nếu sử dụng “phao”

Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT Phạm Huy Bằng cho biết: “Nhằm siết chặt kỷ luật kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, Bộ tăng cường lực lượng thanh tra đông hơn năm trước để ngăn chặn tình trạng mọi hành vi tiêu cực trong thi cử, đặc biệt tình trạng sử dụng “phao” thi”.

Trao đổi với Dân trí ngày hôm nay 31/5, ông Phạm Huy Bằng Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT cho biết: “Năm nay không có thanh tra cắm chốt tại các địa phương nên Bộ tăng cường lực lượng thanh tra lưu động tại các tỉnh, hiện nay các đoàn thanh tra này đã xuất kích tới các địa phương. Ngoài nhiệm vụ thanh tra theo đúng quy định như chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi … Các đoàn thanh tra sẽ tiến hành theo phương thức không báo trước để ngăn chặn mọi hành vi tiêu cực, trong đó đặc biệt lưu ý thí sinh sử dụng “phao” thi”.

Vào đại học khi thiếu khả năng tài chính?.

Vào đại học – ước mơ đó trong nhiều bạn trẻ càng cháy bỏng khi mùa tuyển sinh đến gần. Đó là lối đi thuận lợi và tốt đẹp để đến tương lai. Song, nhiều bạn trẻ đành ngậm ngùi gác lại ước mơ bởi một vấn đề nan giải – gia đình nghèo và không có khả năng tài chính.

Tại chủ đề thứ hai “ Có nên vào đại học khi thiếu khả năng tài chính ” của sân chơi “ Đại Học – Bước Ngoặt Cuộc Đời ” (10/5 – 14/6/2012) do nhà phát hành VNG tổ chức cho game thủ Kiếm Thế trên mạng xã hội Zing Me, đã có hơn 50 thành viên gửi thư về trao đổi. Những phân tích, lời khuyên, chia sẻ và giải pháp từ rất nhiều thành viên từng trải rất đáng để tham khảo.

Tiếng Anh: Học “nhàn” mà vẫn giỏi

Nếu bạn thấy mình đã bỏ khá nhiều công sức học tiếng Anh mà kết quả vẫn “ì ạch”, bạn hãy thử làm theo một số kinh nghiệm cơ bản để học tiếng Anh như dưới đây nhé.

Hè đến, thi cử đã xong, thấy bạn bè tấp nập đi học thêm tiếng Anh ở trung tâm, mình chợt nhớ cái hồi mình mới học môn này với không ít chật vật (giờ thì mình đã tìm ra phương pháp hiệu quả và phù hợp, và nhất là “nhàn” hơn nhiều rồi) nên muốn chia sẻ một số kinh nghiệm học cơ bản, mong có thể giúp ích đôi chút cho những bạn vẫn trong giai đoạn “chật vật” với môn này.

Thanh tra thi tốt nghiệp trung học phổ thông không được trùng lắp

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, đến nay các Sở Giáo dục và Đào tạo đã làm tốt công tác tham mưu để UBND các tỉnh, thành phố thành lập ban chỉ đạo thi; phối hợp với UBND các cấp, các ngành có liên quan, chỉ đạo các cơ sở giáo dục chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2012. Tuy nhiên, ở một số địa phương vẫn còn một số thiếu sót.
Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, đến nay các Sở Giáo dục và Đào tạo đã làm tốt công tác tham mưu để UBND các tỉnh, thành phố thành lập ban chỉ đạo thi; phối hợp với UBND các cấp, các ngành có liên quan, chỉ đạo các cơ sở giáo dục chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2012. Tuy nhiên, ở một số địa phương vẫn còn một số thiếu sót.
Để tiếp tục tăng cường chất lượng, hiệu quả của hoạt động thanh tra, góp phần bảo đảm cho kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo, Cục trưởng Cục Nhà trường, Bộ Quốc phòng tiếp tục thực hiện việc điều động cán bộ, giáo viên ở các đơn vị trực thuộc đi thanh tra thi theo đúng quy định. Có biện pháp để các cán bộ, giáo viên dự phòng ở hội đồng coi thi kịp thời làm nhiệm vụ khi được điều động. Đặc biệt cần phối hợp các hoạt động của ban chỉ đạo, thanh tra thi của Sở, của Bộ, tránh chồng chéo, trùng lắp và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các Hội đồng coi thi, chấm thi, phúc khảo thi.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu Ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2012 phải chú trọng chỉ đạo, đôn đốc các địa phương thành lập đội ngũ thanh tra công tác tổ chức coi thi, chấm thi theo đúng quy chế; đồng thời, Thanh tra Bộ cũng phải đảm bảo kế hoạch thanh tra đột xuất, ngẫu nhiên để kì thi diễn ra nghiêm túc, đúng quy chế.

Nâng cao chất lượng tiếng Anh trong dạy và học

Nhằm giải quyết nhiều vấn đề quan trọng về vai trò của tiếng Anh trong việc Quốc tế hóa giáo dục đồng thời hỗ trợ các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam trong việc nâng cao năng lực tiếng Anh, hôm nay, 29/5, Hội đồng Anh đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị “Quốc tế hóa Giáo dục-Nâng cao năng lực tiếng Anh” tại Hà Nội.

Các sáng kiến nâng cao năng lực tiếng Anh tại hội thảo này được trình bày trên một số lĩnh vực chính như: Năng lực sử dụng ngoại ngữ, thiết kế môn học, tiếng Anh chuyên ngành, phương pháp giảng dạy, kiểm tra và đánh giá. Bên cạnh đó, hội nghị cũng hướng đến việc kết nối các khoa, các trường Việt Nam và Anh qua việc phát triển quan hệ đối tác và chia sẻ kinh nghiệm.

Học “nước rút” trước ngày thi

Dù đã ôn tập từ đầu năm nhưng đến những ngày cận kề kỳ thi tốt nghiệp THPT, không khí ở các trường vẫn đầy âu lo, căng thẳng.

Tiết ôn tập môn địa lý cho học sinh lớp 12A3 Trường THPT Lương Văn Can, Q.8, TP.HCM 

ĐH Công nghiệp TP.HCM áp dụng hình phạt "tàn khốc" với sinh viên?

Sinh viên ĐH Công nghiệp TP.HCM đang kêu trời vì trường áp dụng hình phạt với những trường hợp nộp học phí muộn: Đóng tiền gấp đôi và phải học lại.

Báo Giáo dục Việt Nam vừa nhận được phản ánh của các bạn sinh viên trường ĐH Công nghiệp TP.HCM về việc trường áp dụng hình thức phạt sinh viên bị phạt số tiền gấp đôi và phải học lại môn học đóng học phí muộn đó.

Đan Mạch: Nền giáo dục vì trẻ em "vô điều kiện"!

Một đất nước như vậy mới đích thực là một đất nước hạnh phúc, bất chấp nó từ đâu tới, bất chấp quá khứ, truyền thống của nó là thế nào.

Sự ra đời của nhà trường và giáo dục quốc dân là một tất yếu lịch sử. Tính chất tất yếu này không chỉ bao hàm nhu cầu truyền dạy tri thức ngày càng lớn tới mức đòi hỏi phải có một phương thức GD hoàn toàn mới mẻ, gắn liền với sự hình thành nhà nước- dân tộc.

Nan giải "hè thêm"

Hè rồi mà từ nhà trường, gia đình đến học sinh, nhất là học sinh vẫn không có cảm giác nhẹ nhõm, vui sướng. Đó là một nghịch lý, một thực tế. Cứ hè về, nếp sống thường ngày của mỗi gia đình và toàn xã hội lại bị đảo lộn bởi một nhu cầu - Thêm!


Hè, tất cả các trường, từ mẫu giáo đến đại học, đóng cửa. Thời gian đó trẻ em đi đâu, làm gì? Hệ thống các nhà văn hóa thiếu nhi quá thiếu, ngay ở các thành phố lớn cũng chỉ đáp ứng được 20% số học sinh muốn tham gia sinh hoạt, mà mỗi tuần cũng chỉ một vài tiếng. Không có sự trợ giúp của ông bà, những gia đình trẻ, vợ chồng cùng bận mưu sinh, lập nghiệp, sẽ làm gì với đứa con trong độ tuổi mẫu giáo, cấp 1? Còn thầy, cô giáo, trong mấy tháng hè làm gì cho hết thời gian, công việc thời vụ gì phù hợp để thêm thu nhập?...

Phân cấp cho địa phương không phải nới lỏng thi tốt nghiệp

Năm nay việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT được phân cấp cho địa phương. Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển, đây không phải là biểu hiện nới lỏng bởi kỳ thi có nghiêm túc hay không phụ thuộc vào quá trình dạy học, không hoàn toàn phụ thuộc vào mấy ngày thi.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển.

Ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngoại ngữ: Làm bài tập, nắm từ vựng

Theo cô Nguyễn Hương Thảo, Tổ trưởng Tổ Ngoại ngữ, Trường THPT Nguyễn Tất Thành (thuộc ĐHSP Hà Nội), học sinh nên dựa vào tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD&ĐT và làm thêm bài tập theo sách này đã có thể làm tốt bài thi THPT môn Ngoại ngữ.
Một giờ học ngoại ngữ của học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TPHCM.

Luật Đại học đã chờ gần 60 năm, sao không chờ thêm 4 tháng?

GS. Trần Hồng Quân: "Tổng quát mà nói thì tôi vẫn không hiểu vì sao gần 60 năm không có Luật ĐH, ta chịu được mà chỉ còn 4 tháng nữa BCH TƯ Đảng sẽ ra nghị quyết về "Đổi mới căn bản và toàn diện nền Giáo dục Việt Nam" mà không chờ được, nhất thiết phải thông qua Luật Giáo dục Đại học trong kỳ họp này?".
Thưa Giáo sư, ngày 25/5 tới đây Quốc  hội sẽ thảo lận để thông qua Dự luật Giáo dục Đại học. Đến giờ này, Giáo sư còn có băn khoăn gì về dự thảo cuối cùng?
GS.Trần Hồng Quân: Tổng quát mà nói thì tôi vẫn không hiểu vì sao gần 60 năm không có Luật ĐH, ta chịu được mà chỉ còn 4 tháng nữa BCH TƯ Đảng sẽ ra nghị quyết về "Đổi mới căn bản và toàn diện nền Giáo dục Việt Nam" mà không chờ được, nhất thiết phải thông qua Luật Giáo dục Đại học trong kỳ họp này?
Ta phải hiểu rằng đổi mới CĂN BẢN và TOÀN DIỆN đúng nghĩa là tận gốc và rộng khắp theo tinh thần triệt để của NQ Đại hội 11. Để chuẩn bị cho Hội nghị TƯ tháng 10/2012 , đòi hỏi phải đánh giá một cách căn bản và toàn diện nền giáo dục để có những chủ trương giải pháp đổi mới tương xứng. Hiện nay, ta đã hình dung được hết đâu. Chúng tôi đã nhiều lần, ở nhiều nơi bày tỏ ý kiến này.

Cơ hội đi học nước ngoài luôn rộng mở

Việc ngừng tuyển sinh Đề án du học nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (Đề án 322) đã ảnh hưởng đến không ít đối tượng liên quan, thu hút nhiều người quan tâm và cần có phương án giải quyết hợp lý. Ông Nguyễn Xuân Vang (ảnh), Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã trao đổi với phóng viên Báo Tin tức về vấn đề này.


Ngoài vấn đề kinh phí, Đề án 322 chấm dứt còn có lý do nào khác, thưa ông?

Đề án 322 thực hiện từ năm 2000, trong giai đoạn 2 từ 2006 đến 2014 chỉ tiêu được gửi 2.000 người đi học. Đến nay, tổng số lưu học sinh đi học đã đạt chỉ tiêu trên nên không có cơ sở để được Bộ Tài chính cấp kinh phí cử thêm người đi học mới. Còn những người đang đi học thì vẫn được cấp kinh phí bình thường cho đến khi hết khóa học ở nước ngoài.

Top