Truyền hình thực tế đã trở thành một khái niệm quá quen thuộc với công chúng không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Sở dĩ được như vậy là bởi chưa bao giờ truyền hinh thực tế lại được mùa như 2-3 năm gần đây, tuy phổ biến nhưng truyền hình thực tế cũng đem lại nhiều luồng ý kiến trái ngược.
Từ sự xuất hiện của chương trình Phụ nữ thế kỷ 21 vào năm 2006, Truyền hình thực tế lúc đó mới chỉ là một khái niệm mới và khá mơ hồ. Nhưng sau 6 năm, đến nay truyền hình thực tế đã trở thành từ ngữ quá quen thuộc với công chúng cả nước, đặc biệt từ năm 2010 đến nay có vẻ như chưa bao giờ truyền hình thực tế lại “được mùa” đến vậy.
Nếu 6 năm trước mới chỉ có 1 chương trình truyền hình thực tế lên sóng thì đến nay số lượng các chương trình truyền hình thực tế lớn và nhỏ đã có đến gần 20 chương trình. Một con số đáng kinh ngạc cho thấy sự phát triển với tốc độ quá nhanh của truyền hình thực tế tại Việt Nam.  Không chỉ tăng về số lượng mà các chương trình còn đa dạng hơn bởi các thể loại, từ âm nhạc cho đến thời trang, điện ảnh, người mẫu, mạo hiểm, nấu ăn…tất cả đều có đủ. Tuy nhiên sự phát triển này lại kéo theo khá nhiều điều tiếng và khiến cho một số bộ phận khán giả quay lưng lại với truyền hình thực tế.

Năm 2006, chương trinh truyền hình thực tế Phụ nữ thế kỷ 21 xuất hiện và sau đó 6 năm có trên 20 chương trình truyền hình thực tế xuất hiện...
Năm 2006, chương trinh truyền hình thực tế Phụ nữ thế kỷ 21 xuất hiện và sau đó 6 năm có trên 20 chương trình truyền hình thực tế xuất hiện...
Không phải bỗng nhiên khán giả lại quay lưng lại với truyền hình thực tế bởi cái gì cũng có nguyên nhân của nó. Đầu tiên là bởi sự thừa thãi của truyền hình thực tế, cũng như các món ăn, khi ăn quá nhiều sẽ thành bội thực. Khi mới chỉ có 2-3 chương trình truyền hình thực tế xuất hiện người ta háo hức xem, chờ đợi đến ngày phát sóng nhưng đến nay khi có tới 20 chương trình thì chẳng cần phải chờ đợi nữa vì các chương trình cứ lần lượt mà lên sóng suốt tuần, suốt tháng, cũng chẳng còn cảm giác háo hức.
Bên cạnh việc bội thực các chương trình truyền hình, khán giả còn chán nản bởi sự lặp lại và các chiêu trò cũ được tái sử dụng từ lần này sang lần khác. Đa số các chương trình truyền hình thực tế hiện nay đều dùng chung 1 chiêu để hút khách đó là quy tụ các sao của showbiz Việt. Nhưng chính việc hội tụ toàn các sao khiến cho truyền hình thực tế trở thành nhàm bởi quanh đi quẩn lại toàn những gương mặt quen thuộc. Quách Ngọc Ngoan và Ngọc Anh tham gia vào Cặp đôi hoàn hảo 2012, vừa khiến dư luận xôn xao về nụ hôn nồng cháy thì ngay sau đó Quách Ngọc Ngoan đã hối hả chuẩn bị bước vào sân chơi Bước nhảy Hoàn vũ còn Ngọc Anh thì chuyển sân sang Hợp ca tranh tài. Trấn Thành và Đoan Trang đoạt giải nhất trong Cặp đôi hoàn hảo 2011, ngay sau đó khán giả đã thấy Đoan Trang xuất hiện trong vai trò MC của Bước Nhảy Hoàn Vũ còn Trấn Thành trở thành MC của Cặp đôi hoàn hảo mùa 2013…Ông hoàng nhạc Việt Đàm Vĩnh Hưng vừa là thí sinh của Cặp đôi hoàn hảo thì sau đó trở thành Giám khảo của cuộc thi đình đám The Voice ( Giọng hát Việt )…Từng đấy gương mặt, từng đấy chiêu trò diễn ra lặp đi lặp lại từ chương trình này sang chương trình khác khiến khán giả cảm thấy có phần nhàm. Chưa kể đến lỗi chung của các chương trình truyền hình thường mắc phải đó là những scandal không đáng có. Những scandal có thể do cố tình hoặc vô tình những đều mang đến dư vị không tốt cho các chương trình và ít nhiều khiến khán giả cảm thấy mất lòng tin.
Đêm chung kết chương trình Gương Mặt Thân Quen có tới 77 mẫu quảng cáo...khiến khán giả cảm thấy mệt mỏi.
Đêm chung kết chương trình Gương Mặt Thân Quen có tới 77 mẫu quảng cáo...khiến khán giả cảm thấy mệt mỏi.
Còn một lý do nữa khiến khán giả quay lưng lại với các chương trình truyền hình thực tế đó là bới sự “tra tấn” của quảng cáo. Chương trình càng “hot”, càng hấp dẫn càng nhiều quảng cáo, chương trình hay tỉ lệ thuận với quảng cáo nhiều. Xem chưa kịp đã mắt khán giả đã bị cắt ngang bởi quảng cáo, mà quảng cáo đâu phải chỉ 1 mẫu, liên tiếp đến chục mẫu quảng cáo khiến khán giả không còn muốn ngồi đợi tiết mục tiếp theo. Chỉ cần dành chút thời gian kiên nhẫn ngồi đếm sẽ thấy các chương trình truyền hình thực tế diễn ra mỗi tối trên VTV3 trung bình có khoảng 30 – 40 mẫu quảng cáo. Những chương trình hút khách như Cặp đôi hoàn hảo có tới 60 mẫu quảng cáo trong 1 đêm diễn. Tìm kiếm tài năng Việt có hơn 50 mẫu quảng cáo. Trường hợp cá biệt như đêm chung kết Gương mặt thân quen có tới 77 mẫu quảng cáo xuất hiện. Trong khoảng 2 giờ đồng hồ chương trình diễn ra mà có tới 60, 70 mẫu quảng cáo khiến cho khán giả mệt mỏi, thất vọng là điều dễ hiểu.
Từ những lý do trên, một số bộ phận không nhỏ đã và đang quay lưng lại với truyền hình thực tế.Nhưng nếu nhìn nhận một cách công bằng sẽ thấy rằng ngoài một vài bất cập nêu trên, truyền hình thực tế cũng đã mang lại khá nhiều lợi ích.
 Những lợi ích mà truyền hình thực tế đem lại
Lợi ích đầu tiên mà truyền hình thực tế đem lại đó là những giây phút nghỉ ngơi, giải trí và hưởng thụ văn hóa nghệ thuật. Dù nhiều chương trình đã trở nên cũ song trên thực tế nó vẫn đang là món ăn tinh thần cho rất đông khán giả. Thay vì việc ngồi dán mắt hàng giờ xem các phim truyền hình Hàn Quốc, Trung Quốc phát sóng liên tục khi chưa có truyền hình thực tế thì nay khán giả đã có thêm những sự lựa chọn và trải nghiệm mới.  Bên cạnh đó, khi mà một số khán giả tỏ ra chán với các dàn dựng cũ và lặp lại của nhiều chương trình hoặc tỏ ra thất vọng vì những gương mặt cũ suốt hiện liên tục trong các chương trình thực tế thì một số khán giả lại cho rằng các chương trình có mô típ dàn dựng của riêng nó và dù là những gương mặt cũ nhưng khi vào vị trí mới, các nghệ sĩ vẫn đem lại những giây phút giải trí thú vị cho khán giả.
Lợi ích thứ hai mà truyền hình thực tế mang lại đó là sự đa dạng hóa cho các chương trình giải trí. Sự đa dạng hóa này đã góp phần phát triển ngành giải trí của Việt Nam. Ngành giải trí là một trong những ngành kinh tế quan trọng tại các quốc gia phát triển bởi nguồn thu kinh tế của ngành đem lại những con số không hề nhỏ đóng góp vào ngân sách quốc gia. Bởi vậy, khi ngành giải trí Việt nam có thêm cơ hội phát triển đồng nghĩa với việc nhiều người có thêm việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Đinh Hương, Hương Tràm...2 trong số nhiều ca sĩ trưởng thành từ các chương trình truyền hình thực tế, hiện đã và đang góp 1 phần sức mình trong việc phát triển thị trường âm nhạc Việt Nam..
Đinh Hương, Hương Tràm...2 trong số nhiều ca sĩ trưởng thành từ các chương trình truyền hình thực tế, hiện đã và đang góp 1 phần sức mình trong việc phát triển thị trường âm nhạc Việt Nam..
Một lợi ích thiết thực nữa mà truyền hình thực tế mang lại đó truyền hình thực tế giúp tìm ra rất nhiều nghệ sĩ, những người làm nghệ thuật thực sự có tài đóng góp cho nền văn hóa, nghệ thuật nước nhà. Đồng thời, gián tiếp tạo ra một môi trường văn hóa lành mạnh cho đông đảo người dân. Chỉ cần điểm qua vài chương trình truyền hình thực tế đình đám thời gian vừa qua sẽ thấy rất rõ vấn đề này. Cuộc thi Giọng hát Việt ( The Voice) mùa đầu tiên mới kết thúc vào trung tuần tháng 1 vừa qua đã tìm ra những giọng ca đầy triển vọng như Hương Tràm, Đinh Hương, Bùi Anh Tuấn, Trúc Nhân…Những giọng ca này không chỉ đơn thuần làm tăng số lượng ca sĩ ở Việt Nam mà còn góp phần vào sự phát triển của âm nhạc qua sự cạnh tranh cũng như sự đa dạng hóa phong cách của mỗi người.
Sau Bước nhảy Hoàn vũ, hàng loạt các các câu lạc bộ khiêu vũ được thành lập..Người dân đủ mọi lứa tuổi, thành phần rủ nhau đi học nhảy..Các lớp học từ cao cấp đến bình dân được tổ chức, nhiều lớp học diễn ra ngay tại Công viên, vườn hoa công cộng
Sau Bước nhảy Hoàn vũ, hàng loạt các các câu lạc bộ khiêu vũ được thành lập..Người dân đủ mọi lứa tuổi, thành phần rủ nhau đi học nhảy..Các lớp học từ cao cấp đến bình dân được tổ chức, nhiều lớp học diễn ra ngay tại Công viên, vườn hoa công cộng
Ngay sau khi phiên bản chương trình truyền hình thực tế Bước nhảy Hoàn vũ mùa đầu tiên xuất hiện, cả nước dấy lên phong trào dance sport ( khiêu vũ thể thao). Khi Bước nhảy Hoàn vũ chưa xuất hiện, không có mấy người biết đến khái niệm dance sport, nhưng không lâu sau khiêu vũ thể thao đã trở thành môn thể thao yêu thích của nhiều người. Thay vì quan niệm xưa cũ khiêu vũ chỉ để dành cho những đối tượng trung tuổi và có nhiều phần bị quy chụp là thiếu đứng đắn thì nay khiêu vũ đã trở thành môn thể thao lành mạnh và rèn luyện thể lực với cả người trẻ và người già. Các trung tâm dạy khiêu vũ nở rộ, người người rủ nhau đi học nhảy và truyền tai nhau những lợi ích về cả thể chất lẫn tinh thần mà khiêu vũ mang lại. Rất đông các bạn trẻ lứa tuổi từ 15 – 20 thay vì ngồi dán mắt vào máy tính chơi điện tử thì sau Bước nhảy Hoàn vũ đã rủ nhau lập thành từng nhóm, từng hội học nhảy. Những điều này cho thấy, truyền hình thực tế đã đem lại nhiều thay đổi rõ nét trong đời sống, sinh hoạt của người dân.


Tuyết Lan và Hoàng Thùy trên sàn catwalk của New York Fashion Week...
Tuyết Lan và Hoàng Thùy trên sàn catwalk của New York Fashion Week...
Một điển hình nữa đó là VietNam Next Top Model – một chương trình truyền hình thực tế thu hút những bạn trẻ có năng khiếu có đam mê thời trang và muốn trở thành một người mẫu thời trang chuyên nghiệp. Á quân của VietNam Next Top Model mùa đầu tiên Tuyết Lan đã mang vinh dự về cho làng thời trang Việt Nam khi đoạt giải nhất cuộc thi Asian Model Search (Tìm kiếm người mẫu Châu Á). Không chỉ có vậy, Á quân Tuyết Lan và Quán quân Next Top Model 2012 Hoàng Thùy đã xuất sắc được lựa chọn để tham dự Tuần lễ thời trang New York – một trong những tuần lễ thời trang quan trọng nhất của làng thời trang thế giới quy tụ những người mẫu hàng đầu trên thế giới. Trưởng thành từ cuộc thi VietNam Next Top Model, quán quân mùa đầu tiên Khiếu thị Huyền Trang hiện đang là một người mẫu tự do tại Mỹ, với vẻ đẹp cá tính và sự chuyên nghiệp của mình Huyền Trang nhận được khá nhiều lời mời từ các công ty thời trang tại Mỹ. Hoàng Thùy, Huyền Trang, Tuyết Lan…những người mẫu được đào tạo từ VietNam Next Top Model đã và đang góp phần đưa ngành thời trang Việt Nam đến gần hơn với cộng đồng quốc tế. Những cá nhân này cũng đã và đang góp phần mang lại những niềm tự hào cho nghề người mẫu nói riêng và thời trang Việt Nam nói chung. Đây là một trong những thành công lớn mà truyền hình thực tế đã mang lại.
Mọi so sánh đều không thể thỏa mãn với tất cả, bởi nếu chỉ nhìn vào những bất cập mà truyền hình thực tế đưa đến thì lợi ích đem lại từ các chương trình này vẫn là lớn hơn. Hãy khoan nói rằng, nhà sản xuất có lợi thì mới sản xuất nhiều chương trình truyền hình thực tế, bởi trong kinh doanh tất yếu phải tính đến yếu tối lợi nhuận, không ai có thời gian và tiền bạc chỉ để thực hiện một chương trình cho vui rồi sau đó bù lỗ...Nếu nhìn nhận về mặt tích cực thì truyền hình thực tế đã và vẫn đang mang đến cho khán giả những phút giây giải trí thoải mái và góp phần đa dạng hóa ngành giải trí của Việt Nam.
-----------------------------------------------  

About Nặc danh

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Post a Comment


Top