Họ không là ngôi sao theo cái nghĩa nhất cử nhất động đều được truyền thông săn đón, khán giả chú tâm theo dõi, nhưng qua từng dự án nghệ thuật, họ đã khẳng định tài năng không thể phủ nhận của mình. Hai chàng trai, hai lối đi gần như ngược nhau mà vẫn về cùng một hướng - âm nhạc đích thực.

Ca sĩ Tùng Dương

Ca sĩ Đức Tuấn
1. Trở về sau Hội chợ âm nhạc Midem (vừa diễn ra vào tháng 1/2013 tại Pháp), Đức Tuấn khoe, anh đã thực hiện được một khối lượng công việc khổng lồ, hứa hẹn một năm đầy sôi động. Vẫn như nhiều năm trước, cái được Tuấn dành nhiều thời gian và tâm sức nhất là album nhạc kịch hát với những nghệ sĩ quốc tế như Lea Salonga (Philippines), Lesley Garrett (Anh), Hayley Westenra...
Để thực hiện album này, Đức Tuấn cho biết, anh vẫn đang cân nhắc chọn lựa việc sử dụng dàn nhạc giao hưởng Praha (Czech) vốn đã từng thu âm các tác phẩm của anh hay dàn nhạc giao hưởng Qatar - nơi đang tập trung những nghệ sĩ lừng lẫy thế giới. “Sự quen thuộc với dàn nhạc Praha là một lợi thế, nhưng trong lúc dàn nhạc Qatar đang cố khuếch trương thanh thế, hợp tác với họ sẽ giúp mình tiết kiệm được khá nhiều chi phí” - Đức Tuấn giải thích. Tuấn vẫn thế - không làm việc thừa và luôn thận trọng trong từng dự án. Ngoài việc phát hành album dưới dạng CD như là lẽ đương nhiên, album mới của Tuấn sẽ chủ yếu phát hành, bán trên internet, cho khách quốc tế. Anh cũng đồng thời thực hiện phiên bản đĩa nhựa dành cho đối tượng khách hàng “hoài cổ”.
Bên cạnh việc làm album bán ra nước ngoài, Tuấn đang xúc tiến ký hợp đồng với đơn vị chuyên quản lý nghệ sĩ quốc tế để lấn sân sang thị trường châu Âu, Hoa Kỳ. Còn thị trường trong nước? Anh cười: “Giữa tháng Ba tới tôi sẽ chính thức giới thiệu dàn nhạc riêng của Đức Tuấn. Không phải là dàn nhạc giao hưởng mà chỉ là dàn nhạc nhẹ. Cũng không phải những nghệ sĩ lớn mà là các bạn trẻ để tái khởi động lại dự án âm nhạc phòng trà và các chuyến lưu diễn dành cho sinh viên. Có một dàn nhạc riêng, tôi sẽ đến được nhiều nơi hơn, thể hiện tác phẩm tốt hơn (nhờ tập luyện nhiều hơn, ăn ý hơn) và quan trọng nhất là tạo cơ hội cho các bạn trẻ thể hiện mình”.
Trước câu hỏi sao không thử chơi với dàn nhạc dân tộc hoặc những tác phẩm dân gian, Tuấn lắc đầu: “Cái đó để cho Tùng Dương”.
2. Chiến thắng của Chiếc khăn Piêu (tác phẩm đã có tuổi đời hơn nửa thế kỷ) tại Bài hát yêu thích (BHYT) 2012 ngoài việc nó được giọng ca “ma quái” Tùng Dương trình bày còn nhờ vào bản phối được đánh giá là trên cả tuyệt vời của nhạc sĩ Nguyên Lê. Không ngạc nhiên vì sao Chiếc khăn Piêu lại tiếp tục giành chiến thắng ở BHYT tháng 1/2013. Những ngày này, Tùng Dương vẫn đang ở Ukraina tìm kiếm cơ hội hợp tác với các nghệ sĩ nước ngoài cho các dự án âm nhạc giao thoa - kết hợp các dòng nhạc. Anh bật mí trong năm 2013 sẽ hoàn thành xong album thực hiện chung với nhạc sĩ Nguyên Lê. Nếu đã từng xem Tùng Dương biến hóa như thế nào trong đêm nhạc Quê nhà của Nguyên Lê tại Nhà hát Thành phố, từng chứng kiến anh dùng giọng hát như một nhạc cụ để “đấu” với cây guitar trên tay Nguyên Lê, ta sẽ có thể yên tâm chờ đợi sự ra mắt của album kết hợp ấy.
Bằng cá tính nghệ sĩ, họ đã chọn cho mình con đường riêng. Dẫu lắm gian nan, nhưng như cách họ nói - “không đi sẽ không bao giờ đến”. Quan trọng là họ không hề “nghệ sĩ” trong mỗi dự án mà đều tính toán như những nhà kinh doanh thực thụ, để không bị đứt gánh giữa đường, để khi họ trình bày một dự án, khán giả biết chắc rằng họ sẽ làm được và đúng điều đã nói.

About Nặc danh

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Post a Comment


Top