Theo cô Nguyễn Hương Thảo, Tổ trưởng Tổ Ngoại ngữ, Trường THPT Nguyễn Tất Thành (thuộc ĐHSP Hà Nội), học sinh nên dựa vào tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD&ĐT và làm thêm bài tập theo sách này đã có thể làm tốt bài thi THPT môn Ngoại ngữ.
Một giờ học ngoại ngữ của học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TPHCM.
8 phần ngữ pháp

Cô Nguyễn Hương Thảo cho biết, đề thi tốt nghiệp không quá khó khăn nên học sinh không nhất thiết tự mày mò hoặc ôm đồm theo sách tham khảo. Trong thời gian ôn tập cho các em, giáo viên cũng thường hệ thống theo tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngoại ngữ do Bộ GD&ĐT phát hành. Học sinh dựa triệt để vào tài liệu này để ôn tập rất tốt. Đồng thời, giáo viên bổ sung thêm bài tập cho các em dựa trên chuẩn kiến thức kĩ năng.
Cụ thể, chương trình tiếng Anh được chia làm 8 chủ đề ngữ pháp cơ bản. Học sinh bám sát các chủ đề này để ôn tập. Chẳng hạn có các phần ngữ âm, các chủ đề ngữ pháp, câu chủ động, câu bị động, câu trực tiếp gián tiếp, mệnh đề quan hệ… trong đó, học sinh rất sợ phần ngữ âm. Tuy nhiên, các em không nên quá lo lắng vì phần này chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong đề thi (khoảng vài câu). Các em chỉ cần đọc lại ngữ pháp và làm một số bài tập liên quan thì sẽ nắm được phương pháp làm bài. Các em làm nhiều bài tập sẽ quen với các dạng bài.
“Tóm lại, các em hệ thống lại phần lý thuyết theo các chủ đề trên, sau đó làm bài tập. Chúng tôi không bao giờ bảo các em chú ý điểm này hơn và bỏ sót điểm kia vì kiến thức cô đọng trong 8 chủ đề ngữ pháp, các em đều phải nắm. Với đề thi khoảng 50 câu trắc nghiệm, kiến thức trong đề thi trải đều theo hình xoáy trôn ốc từ dưới lên. Các em cần nắm ngữ pháp và trau dồi từ vựng mới làm bài được”, cô Thảo cho biết.
Không chia đều thời gian cho từng câu
Theo kinh nghiệm của cô Hương Thảo, đề thi môn Ngoại ngữ khoảng 60 phút. Thời gian phân bổ như thế rất hợp lý, không quá dài nên các em không cần chia đều thời gian cho từng câu mà nên làm câu dễ nhanh hơn để dành thời gian cho câu khó. Tuy nhiên, làm nhanh nhưng cũng cần cẩn trọng và không tập trung quá nhiều thời gian cho một câu nào đó. Nếu thấy khó quá, các em để tạm đấy và có đánh dấu để làm lại lần hai. Đề thi tốt nghiệp môn Ngoại ngữ không quá khó nên các em bình tĩnh làm bài cẩn thận và đầy đủ. Các em phải làm hết các câu, không được bỏ sót.
Đặc biệt, phần nghe - nói không có trong đề thi tốt nghiệp THPT nên các em không phải băn khoăn. Hoặc chẳng hạn ở phần Chủ đề ngữ pháp, đề thi chủ yếu ra ở các dạng như: chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp, câu điều kiện, mệnh đề quan hệ, quán từ, giới từ, đọc hiểu để điền từ (từ vựng). Đặc biệt, phần đọc hiểu là một trong những dạng bài khó nhất khi làm bài thi. Thông thường, các em hay mắc lỗi đọc đến chỗ cần điền từ thì dừng lại. Tuy nhiên, cô Thảo cho rằng, các em nên đọc hết bài để hiểu đại ý bài nói gì. Sau đó, suy nghĩ đến từ cần phải điền và chọn một trong các đáp án cho sẵn sẽ dễ hơn. Cái khó của học sinh khi làm bài thi ngoại ngữ là vốn từ vựng không được nhiều, hay quên giới từ… nên các em gặp khó khăn khi làm bài.

About Nặc danh

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Post a Comment


Top