Trước nhiều ý kiến cho rằng, nên bỏ thi tốt nghiệp THPT và giữ lại kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ - lãnh đạo Bộ GD-ĐT khẳng định: việc thi tốt nghiệp vẫn cần thiết khi hệ thống giáo dục ĐH, CĐ Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu...

Lãnh đạo Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) nêu quan điểm: “Theo Luật Giáo dục, học sinh khi hoàn thành chương trình THPT phải tham dự kỳ thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Điều này phù hợp với thông lệ quốc tế (nhất là ở các nước có nền giáo dục phát triển) là chú trọng đánh giá chất lượng đầu ra (đối với giáo dục phổ thông qua kỳ thi tốt nghiệp THPT), chứ không chỉ đánh giá chất lượng đầu vào (thi tuyển sinh ĐH, CĐ)”.  
thi đại học, kỳ thi quốc gia, thí sinh, tuyển sinh
 Thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT tại Hà Nội


Thi, kiểm tra, đánh giá là một khâu của quá trình dạy học, có liên hệ chặt chẽ, biện chứng với các hoạt động khác của quá trình dạy học và giáo dục. Việc thi sẽ có tác dụng định hướng, điều chỉnh hoạt động học của trò và hoạt động dạy của thầy. Đồng thời, việc thi phải phù hợp với nội dung và phương pháp học tập theo phương châm “học gì đánh giá nấy”.
Mục đích kỳ thi tốt nghiệp THPT không chỉ xác nhận trình độ học vấn phổ thông mà quan trọng hơn là thông qua kỳ thi tác động tích cực trở lại quá trình dạy học trong các nhà trường phổ thông, tạo động lực để duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường. 
Hiện nay, hệ thống giáo dục ĐH, CĐ Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của tất cả các thí sinh sau khi tốt nghiệp THPT; hơn nữa việc phân luồng thí sinh sau THPT là một trong những yêu cầu đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Do đó, hàng năm vẫn phải tổ chức kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ để tuyển chọn được những học sinh phù hợp nhất cho các nhà trường....
Thi "2 trong 1": Giảm áp lực cho thí sinh
Trả lời câu hỏi việc tổ chức kỳ thi quốc gia có phát sinh tốn kém so với các kỳ thi hiện nay, Bộ GD-ĐT cho biết: Trong kỳ thi THPT quốc gia, thí sinh có nguyện vọng sử dụng kết quả thi với 2 mục đích phải di chuyển đến các cụm thi như tuyển sinh ĐH, CĐ những năm trước đây. 
Tuy nhiên, so với chi phí cần cho việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và ba đợt thi ĐH, CĐ trước đây cùng với chi phí cho hàng triệu lượt dịch chuyển của thí sinh và người nhà mỗi mùa thi, thì tổng chi phí của kỳ thi THPT quốc gia sẽ giảm đi rất nhiều.
Đối với hầu hết thí sinh, từ năm 2014 trở về trước phải tham dự 2 kỳ thi liền nhau, đặc biệt kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ thì các thí sinh phải di chuyển rất xa đến các tỉnh/thành phố để dự thi. Năm nay, với việc chỉ tham dự 1 kỳ thi được tổ chức thành nhiều cụm thi sẽ giảm bớt nhiều chi phí cho thí sinh dự thi
Theo phân tích của Cục khảo thí, trước đây, nếu thí sinh tham dự cả 2 kỳ thi thì ít nhất phải làm bài với 7 lượt môn thi (gồm 4 môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và 3 môn thi tuyển sinh ĐH hoặc CĐ); nhiều thí sinh tham dự 3 đợt thi với 10 lượt môn thi (gồm 4 môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, 3 môn thi tuyển sinh ĐH đợt 1 và 3 môn thi tuyển sinh ĐH đợt 2); có những thí sinh tham dự tất cả 4 đợt thi với 13 lượt môn thi (gồm 4 môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, 3 môn thi tuyển sinh ĐH đợt 1, 3 môn thi tuyển sinh ĐH đợt 2 và 3 môn thi trong đợt tuyển sinh CĐ).  
Nhưng trong kỳ thi THPT quốc gia mỗi thí sinh chỉ phải dự thi 4 môn thi tối thiểu, nhiều nhất là 8 môn thi và phổ biến sẽ là 5 hoặc 6 môn thi; với các thí sinh tự do (đã tốt nghiệp THPT từ 2014 về trước) thì số môn thi còn giảm đi, do vậy áp lực thi cử sẽ giảm đi rất nhiều. Thí sinh, gia đình và xã hội cũng sẽ giảm được chi phí cho kỳ thi.  
Với kỳ thi THPT quốc gia, Bộ chỉ phải xây dựng một bộ đề thi chứ không phải xây dựng nhiều bộ đề thi như trước đây (ít nhất là 4 bộ đề thi cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và 3 đợt thi ĐH, CĐ) nên cũng sẽ giảm rất nhiều chi phí cho công tác này. 
Giáo viên, giảng viên sẽ vất hơn
Tuy nhiên, tổ chức kỳ thi THPT quốc gia cũng sẽ có một số khó khăn. Thứ nhất, các trường ĐH, các sở GDĐT chủ trì tổ chức cụm thi trong thời gian 4 ngày, dài hơn so với 2 ngày đối với từng đợt thi từ năm 2014 trở về trước. 
Nhưng xét về tổng thể so với việc các trường ĐH phải tổ chức 2 hoặc 3 đợt thi trước đây thì tổng thời gian tổ chức thi được rút ngắn.  
Thứ hai, những cán bộ, giáo viên, giảng viên tham gia coi thi, chấm thi có thể sẽ phải di chuyển nhiều hơn, xa hơn so với những năm trước, nhưng cán bộ, giáo viên, giảng viên và các nhà trường sẽ nỗ lực cố gắng khắc phục những khó khăn này để dành phần thuận lợi nhất cho thí sinh và gia đình các em. 
-----------------------------------------------------------------------------------

About Nặc danh

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Post a Comment


Top