Khi truyền hình gieo rắc nỗi nghi ngờ...

Thực tế rằng, còn rất lâu nữa khán giả mới được xem những chương trình truyền hình thực sự. Họ vẫn phải chấp nhận vài phút xem thi hát và nhiều phút xem quảng cáo.
Nếu cứ xem truyền hình vào những ngày cuối tuần sẽ thấy người Việt Nam ngoài việc xem những bộ phim ướt át và báo thù thì suốt ngày lôi nhau lên các đấu trường thi thố. Sự nghèo nàn trong tư duy sản xuất và phát sóng đã khiến các kênh truyền hình giải trí tự làm mờ nhạt mình theo nhiều nghĩa, và tôn vinh những giá trị ảo. Việc tôn vinh này thoạt tiên là lăng xê những cá nhân, nhưng đằng sau đó không gì khác là để đánh bóng cho những chương trình truyền hình, vốn rất nhanh chóng bị nhàm chán sau vài mùa giải.
Từ lá thư khán giả...
Vào những ngày cuối cùng của tháng 7-2013, chúng tôi nhận được một lá thư của khán giả tên Mai Linh gửi từ khu tập thể Bách Khoa, Hà Nội. Lá thư giống như lời phàn nàn đầy tuyệt vọng của một khán giả trung thành với truyền hình khi những gì là giá trị cốt lõi mà họ tôn thờ nhiều năm đang bị vứt bỏ, thay vào đó là những trò diễn. Bức thư có đoạn: "Tôi không thể hiểu nổi, vì sao cùng kênh truyền hình lại phát liên tục hai chương trình trẻ em thi hát liền nhau vào buổi tối thứ bảy và chủ nhật, đó là "Giọng hát Việt nhí" và "Đồ Rê Mí". Phải chăng, nhà Đài muốn chủ trương cổ động cho mọi gia đình Việt Nam rằng, muốn con cái thành công thì phải đào tạo thật sớm để ném chúng vào các đấu trường thi thố ca hát và nhanh chóng nổi tiếng?
Về hình thức, hai cuộc thi này có chút khác nhau, nhưng cơ bản là đều cùng cho các em bé lên sân khấu và biểu diễn những bài hát do người lớn tư vấn và lựa chọn. Sau đó, chúng sẽ được những vị giám khảo đánh giá, xem xét và cuối cùng chúng sẽ bằng cách này hay cách khác rời bỏ cuộc chơi. Và cái kết như chúng ta đều biết, là sẽ tôn vinh một em bé nào đó làm quán quân... Nếu như vài năm trước, "Đồ Rê Mí" là "đặc sản" của kênh truyền hình đó thì nay nó đã trở thành một món ăn khá mờ nhạt, không hiểu vì sao lãnh đạo kênh này vẫn phát sóng.

“Giọng hát Việt” tuột dốc thê thảm trên bảng xếp hạng

Nếu như năm đầu tiên các liveshow của Giọng hát Việt luôn đạt lượt xem lại “khủng” nhất trên Zing TV, thì sang năm thứ hai, chương trình này đang “đuối” dần với số lượt xem ngày càng giảm sút.

Mùa đầu, Giọng hát Việt đón nhận lượt xem lên đến 4-5 triệu lượt/tập trên Zing TV. Thậm chí, có những tập, Zing TV “tiếp đón” hàng trăm ngàn lượt xem cùng lúc, bằng tất cả các chương trình khác cộng lại. Bước sang năm thứ hai, Giọng hát Việt trở nên kém hấp dẫn, với lượt xem có khi giảm cả chục lần chỉ với 400.000 – 1,5 triệu lượt/ tập.

Tại bảng xếp hạng (BXH) Zing TV, mấy tuần liền Giọng hát Việt chỉ xếp thứ ba, sau Giọng hát Việt nhí và Running Man.

Thứ tự xếp hạng các chương trình trên Zinh TV.

Mỹ Tâm giành suất dự “đấu trường” MTV châu Âu

Theo kết quả mới chính thức được công bố, Mỹ Tâm sẽ trở thành đại diện duy nhất của Việt Nam lần đầu tranh giải MTV European Awards 2013 (MTV EMA).

Sau 5 ngày bình chọn liên tục trên Facebook của MTV Vietnam, Mỹ Tâm đã giành chiến thắng áp đảo và ngoạn mục trước chín đồng nghiệp còn lại để giành suất tham dự “đấu trường” âm nhạc quốc tế. Đây cũng là lần đầu tiên, Việt Nam có đại diện tranh tài ở hạng mục Best Worldwide Act.

Đàm Vĩnh Hưng bỏ hát đi bán hải sản?

"Ông hoàng nhạc Việt" Đàm Vĩnh Hưng vừa chính thức trở thành nghệ sĩ tiếp theo kinh doanh thực phẩm ăn uống khi vừa khai trương cửa hàng cá sạch cho chính anh làm chủ.
Ảnh minh họa
Đàm Vĩnh Hưng tươi tắn ngày ra mắt
Với tính cách cầu toàn và tham vọng vươn xa vươn cao của Mr Đàm trong nhiều lĩnh vực khác nhau ở cương vị nào thì Đàm Vĩnh Hưng cũng luôn sáng tạo và đều đi đến tận cùng của những quyết định và mục tiêu của mình .

Sự thật sau những “thông tin rúng động ngành giáo dục Hải Phòng”

Trước kỳ thi tuyển sinh năm học 2013 - 2014 nhiều học sinh, thầy cô giáo và phụ huynh xôn xao bàn tán về thông tin: Trường THPT Kiến An không tổ chức dạy môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh nhưng các thầy, cô giáo vẫn cho điểm khống môn học này, vẫn thu thêm khoảng gần 130 triệu đồng/năm để… chia nhau. Hiệu trưởng trường này, cô Đỗ Thị Hoà còn được điều về làm Hiệu trưởng Trường chuyên Trần Phú - một cái nôi đào tạo nhân tài của Hải Phòng. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy.
Không có tình trạng không dạy, cho điểm khống
Ngày 4/7/2013, Sở GD&ĐT Hải Phòng đã có kết luận số 587/KL-SGDĐT-TCT  làm rõ từng nội dung thông tin nói trên, làm rõ trách nhiệm cá nhân đối với những sai phạm được kết luận.
Theo đó, Sở GD&ĐT Hải Phòng kết luận: không có tình trạng không dạy và cho điểm khống môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh (GDQPAN) như thông tin phản ánh. Qua hồ sơ, tài liệu đã được kiểm tra, các Biên bản làm việc, phiếu xin ý kiến cá nhân các đ/c Phó Hiệu trưởng, ý kiến trao đổi với 6 giáo viên Thể dục tham gia giảng dạy môn GDQPAN của nhà trường, tham khảo Báo cáo số 304/BC-BCH ngày 3/6/2013 của Ban Chỉ huy Quân sự quận Kiến An về việc “Báo cáo nhanh sự việc liên quan đến Ban Chỉ huy Quân sự trong công tác GDQPAN cho học sinh Trường THPT Kiến An”; Báo cáo số 1729/BC-PTM ngày 6/6/2013 của Phòng Tham mưu Bộ Chỉ huy Quân sự Hải Phòng về việc GDQPAN cho học sinh Trường THPT Kiến An và các văn bản chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, cho thấy, Trường THPT Kiến An có tổ chức dạy, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh môn GDQPAN năm học 2012 - 2013 theo phân phối chương trình môn học.

Trượt đại học để thành công theo cách của riêng mình

heo thống kê của Bộ Giáo dục và đào tạo, tổng số thí sinh dự thi đại học năm nay là hơn 2 triệu nhưng chỉ có khoảng 1/3 trong số đó vượt vũ môn thành công. Sẽ có khoảng 2/3 số sĩ tử trượt đại học, cánh cửa đại học khép lại nhưng cánh cửa thành công vẫn còn chờ bạn?

Thành công không cần đại học
Đại học không phải là cánh cửa duy nhất dẫn tới thành công. Cả thế giới từng ngả mũ kính phục trước nghị lực, ý chí và tài năng của tỷ phú Bill Gates – chủ tục Tập đoàn Microsoft. Và sẽ có nhiều người ngạc nhiên khi biết rằng ông đã bỏ học khi đang học năm thứ 3 trường Harvard để bắt đầu sự nghiệp của mình.
Steve Jobs, Giám đốc quá cố của Tập đoàn Apple cũng bị khai trừ khỏi trường đại học ngay sau kỳ học đầu tiên. Nhưng trong vòng 35 năm kể từ ngày ấy, ông đã kiếm được khối tài sản khổng lồ là 5,7 tỷ USD…

Vì sao Phương Thanh đứng ra ‘dẹp loạn’ cho Siu Black?

Sau sự vụ của ‘họa mi Tây Nguyên’, quyết định táo bạo của Phương Thanh khiến nhiều người cảm kích.
Vì sao Phương Thanh đứng ra ‘dẹp loạn’ cho Siu Black?
Vì… bạn quên thân
Sau khi thông tin Siu Black nợ nần và phải rời ghế nóng một gameshow truyền hình tràn ngập trên các mặt báo, điều làm mọi người bất ngờ chính là việc Phương Thanh “ra sức” chủ động liên lạc với Siu bởi chị dường như biến mất hoàn toàn khỏi showbiz.
Lời nguyền của "showbiz bạc bẽo" dường như không tác động được đến sự chân thành và mạnh mẽ của giọng ca Khi giấc mơ về. Song song với việc bền chặt mối quan hệ tốt đẹp với anh hai Lam Trường từ khi mới thành danh, Phương Thanh lại khiến người ta tin vào một showbiz nghĩa tình khi đơn thân đứng ra dàn xếp, vực lại tinh thần và làm một công việc khá lạ lẫm với cô là “quản lý” ca sỹ Siu Black.

Bộ GD&ĐT “sửa sai” nhưng còn sót

Quy định cộng điểm ưu tiên khi đi thi đại học cho đối tượng Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã bị bãi bỏ là cách “sửa sai” của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, Cục Kiểm tra Văn bản Quy phạm Pháp luật Bộ Tư Pháp cho biết, sự “sửa sai” này vẫn chưa triệt để.

Từ một công trình ngụy khoa học, lệch lạc về tư tưởng học thuật…

Gần đây, trên nhiều báo như: Nhân Dân, Quân đội nhân dân, Thanh tra, Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, Văn nghệ… đã có những bài, cụm bài viết nghiêm khắc đối thoại, phân tích chỉ ra những sai trái, lệch lạc trong Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn (cùng 5 tiểu luận - phê bình thuộc dự án nghiên cứu) của Đỗ Thị Thoan/Nhã Thuyên. Dưới góc độ tiếp cận nghiên cứu lý luận văn học, khoa học, PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện, người đã có hơn 20 năm tham gia công tác đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ ngành ngữ văn, đã có bài phân tích sâu sắc về luận văn nói trên. Báo Hànộimới xin giới thiệu tới độc giả để có cái nhìn toàn diện, đúng đắn hơn về vấn đề này.

Công trình mà chúng tôi nói ở đầu bài, tức cái gọi là “Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn” thuộc chuyên ngành văn học Việt Nam của Đỗ Thị Thoan gồm 116 trang vi tính khổ A4, hoàn thành tháng 11-2010 tại cơ sở đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, sau đó ít lâu được phép đưa ra bảo vệ và đã “bảo vệ thành công” trước Hội đồng chấm luận văn do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ra quyết định thành lập.
 
Các bài viết gần đây trên báo chí phê bình, trao đổi ý kiến về luận văn và tiểu luận của Đỗ Thị Thoan/Nhã Thuyên.
Các bài viết gần đây trên báo chí phê bình, trao đổi ý kiến về luận văn và tiểu luận của Đỗ Thị Thoan/Nhã Thuyên.

Học cử nhân quốc tế tại Việt Nam: Quyết định thông minh thời suy thoái

“Chọn học Cử nhân quốc tế tại Việt Nam, con tôi vẫn được học chương trình y hệt ở nước ngoài mà học phí rẻ chỉ bằng 1/10. Con lại sống không quá xa, thỉnh thoảng tôi có thể tới thăm nom, chỉ bảo  nên không cảm thấy lo lắng như hồi anh nó đi du học” - chị Hoa, Nghệ An, tỏ ra hài lòng.

Chất lượng - Tiết kiệm - An toàn là những đánh giá chung của các phụ huynh về chương trình cử nhân quốc tế tại Việt Nam. Đây được coi là lựa chọn thông minh trong thời kỳ suy thoái kinh tế đối với những gia đình luôn mong muốn con được hường nền giáo dục quốc tế để tạo nên sự bứt phá trong tương lai.
Chất lượng không kém nước ngoài
Đến thăm chương trình cử nhân quốc tế FPT - B2G mới cảm nhận được không khí học tập sôi động viên ở đây. Đây là chương trình do Viện quản trị Kinh doanh FSB, Đại học FPT liên kết với Đại học Greenwich của Anh đào tạo. Chương trình học tập được thực hiện hoàn toàn bằng tiếng Anh, cả giảng bài lẫn trả bài. Giáo trình theo đúng chuẩn quốc tế của trường Greenwich. Lớp học cũng có nhiều sinh viên quốc tế từ nước khác sang học cùng nên ngoài giờ học, sinh viên vẫn thường nói tiếng Anh với nhau.

Ứng dụng công nghệ thông tin thúc đẩy đổi mới dạy - học Ngữ văn

Sau hơn hai năm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng CNTT trong nhà trường phổ thông, đối với môn Ngữ văn, CNTT đã đem lại những hiệu quả nhất định. Nếu được đầu tư cẩn thận, phương pháp này cũng sẽ lôi cuốn sự chú ý của học sinh, đặc biệt khi giảng những nội dung có minh họa, bằng tranh ảnh, âm thanh và sơ đồ, điều này là rất cần thiết và bổ ích vì một tiết dạy bình thường khó thực hiện được.
Ứng dụng như thế nào cho hiệu quả
v
CNTT góp phần làm sinh động và cuốn hút hơn trong dạy Ngữ văn

Chấm kiểm tra – bảo đảm công bằng cho thí sinh

Theo đánh giá của nhiều cán bộ tham gia chấm thi, thường thì cán bộ chấm thi sẽ làm hết trách nhiệm của mình, tự bản thân họ khi làm việc đều nghĩ đến công bằng cho thí sinh. Tuy nhiên, cũng không thể khẳng định hoàn toàn không có sai sót nào. Chính vì thế, việc chấm kiểm tra là cần thiết, không những nó đảm bảo công bằng cho thí sinh mà còn nâng cao trách nhiệm của cán bộ chấm.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Kim - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) khẳng định: Cùng với việc bảo đảm nguyên tắc chấm theo 2 vòng độc lập, thì việc quy định chấm kiểm tra cũng là cách để giám sát trách nhiệm của người chấm.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Kim đã có những bài thi tự luận giám khảo phải tốn rất nhiều thời gian, thậm chí phải tranh luận gay gắt giữa 2 giám khảo của 2 vòng chấm vì chênh lệch điểm. Ông dẫn chứng trường hợp cùng một bài thi, giám khảo vòng một cho 7 điểm nhưng giám khảo vòng 2 chỉ chấm 5 điểm. Với kinh nghiệm nhiều năm chấm thi môn Sử, ông Kim cho rằng: Để chấm bài thi các môn xã hội đã phức tạp, nhất là khi đề thi ra theo hướng “mở” lại càng phức tạp hơn vì đáp án và hướng dẫn chấm thi của Bộ có nhưng có những thí sinh đưa ra các kiến giải rất hay, rất sáng tạo nhưng lại không hề trùng với đáp án. Lúc này, cán bộ chấm thi phải đưa ra những lý lẽ thật thuyết phục với hội đồng chấm cho điểm thí sinh đó. 

Mặt bằng điểm tăng, nhiều cơ hội cho NV2

Hoàn thành công tác chấm thi, nhiều trường ĐH cho biết mặt bằng điểm tăng so với năm 2012. Tuy nhiên, một số trường đã công bố dành chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng 2 (NV2) để đảm bảo chất lượng nguồn tuyển.
Thí sinh thi ĐH 2013. Ảnh: gdtd.vn
Thí sinh thi ĐH 2013.
Hôm nay (22/7), thêm trường ĐH Thủ Dầu Một, ĐH Tiền Giang, Học viện âm nhạc Huế công bố điểm thi. Cùng với 3 trường ĐH này, Trường CĐ Viễn Đông cũng đã hoàn tất công tác chấm thi, trở thành trường CĐ đầu tiên công bố điểm. Tính đến nay, đã có 24 trường ĐH, CĐ công bố điểm thi

Ðiều chỉnh học phí để giáo dục tốt hơn

Năm học 2013 - 2014, học phí các trường công lập tại TP Hồ Chí Minh tăng từ ba đến sáu lần so với mức học phí cũ. Việc điều chỉnh học phí đã ít nhiều ảnh hưởng đời sống người dân. Và với mức tăng học phí này, việc tổ chức các hoạt động giáo dục tại các trường có được cải thiện?
Sẽ giải quyết tình trạng lạm thu?
Khi nghe thông tin về điều chỉnh học phí trong năm học tới, chị Nguyễn Thị Hương ngụ quận 12 không khỏi lo lắng "Tôi có hai cháu cùng đi học, một sắp vào lớp 6, một học mầm non. Giờ tăng học phí, càng khó khăn hơn. Tính ra, tiền học phí không đáng bao nhiêu nhưng tụi nhỏ đi học bây giờ đâu chỉ có tiền học phí, phải đóng đủ thứ tiền, nhất là vào đầu năm học. Lo tiền học cho mấy đứa đuối sức luôn!". Không chỉ riêng chị Hương, nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng khi học phí tăng. Chị Phạm Thị Ngoan ngụ quận 4 cho biết: "Con tôi năm học tới sẽ vào lớp chồi. Năm trước, chưa tăng học phí mỗi tháng đã mất hơn một triệu đồng tiền đi học rồi. Năm nay học phí lại tăng còn tốn hơn nữa. Xăng tăng, học phí tăng, cái gì cũng tăng giá, khó khăn quá!".
Mức học phí vừa được HÐND thành phố Hồ Chí Minh thông qua được chia thành hai nhóm: Nhóm 1 đối với học sinh có gia đình sống ở các quận nội thành (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Ðức và Bình Tân). Nhóm 2 đối với học sinh có gia đình sống ở các huyện ngoại thành (Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ và Nhà Bè). Mức học phí được điều chỉnh áp dụng cho năm học 2013-2014 tăng từ ba đến sáu lần so với mức học phí cũ. Cụ thể, mức học phí ở bậc nhà trẻ:

"Chăm chỉ và tự giác là bậc thầy của mọi bậc thầy"

Đây sẽ là câu nói quan trọng để bạn cố gắng, cải thiện được việc học của bản thân.

Có rất nhiều phương pháp khác nhau để học tập đạt hiệu quả, có thể học từ thầy cô, bạn bè, sách vở và Internet… Tuy nhiên, mọi phương pháp đưa ra chỉ là lý thuyết suông, nếu không thực hiện và có ý chí quyết tâm. Ở đây, ý chí không phải là cái gì đó cao xa, đó chỉ là việc học tập chăm chỉ và tự giác. Đây là yếu tố quan trọng nhất để đạt được thành công ban đầu.

Một vài ví dụ, nếu có một cậu học sinh học lực khá khá, đều đều. Mỗi dịp hè về được người anh trai hoặc chị gái kèm cho được một thời gian và truyền cho những kinh nghiệm học tập bổ ích. Tuy nhiên, những thứ đó chẳng có giá trị gì nếu trong thời gian dài anh chị không kèm cho nữa mà cậu học sinh đó lười học, không nỗ lực và quyết tâm, thì hầu hết kết quả chắc các bạn đều biết, và sẽ rất khó để đỗ đạt vào trường mình nguyện vọng.

Tuyển sinh ĐH, CĐ 2013: Điểm trúng tuyển nhiều trường tăng cao

Điểm thi của thí sinh tăng so với năm trước nên nhiều trường dự kiến điểm trúng tuyển năm nay cũng sẽ tăng, có trường tăng đến 4-5 điểm.

Sau ba ngày công bố điểm thi của hơn 20 trường ĐH, đến nay cả nước đã có một thủ khoa đạt điểm cao nhất là 29,5 của Trường ĐH Dược Hà Nội, đó là Nguyễn Thanh Tùng (học sinh Trường THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội) thi ngành dược học. Ngoài ra, còn có bốn thí sinh (TS) đạt 29 điểm, trong đó ba TS của Trường ĐH Dược Hà Nội và một của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội).
Kết quả thi cao
Ngày 21-7, Trường ĐH Giao thông Vận tải đã công bố điểm thi của cơ sở Hà Nội và Cơ sở 2 TP.HCM. Điểm thi của trường năm nay cao hơn năm trước, nếu tính số TS có tổng điểm thi bằng mức điểm trúng tuyển thấp nhất năm ngoái là 16 thì toàn trường có tới 4.571 TS đạt được (đã cộng điểm ưu tiên khu vực và đối tượng) trong hơn 13.100 TS dự thi. Tổng chỉ tiêu của trường năm nay là 3.500, do đó ở mức 17 điểm có hơn 3.900 TS đạt, còn từ 17,5 điểm có hơn 3.500 TS. Vì vậy điểm trúng tuyển năm nay dự kiến sẽ tăng 1-1,5 điểm.
Tiến sĩ Lê Chí Thông, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho hay khâu chấm thi gần như hoàn tất, trường sẽ công bố kết quả sau ngày 22-7. Kết quả chấm thi năm nay tốt hơn năm ngoái nên điểm trúng tuyển dự kiến cũng nhỉnh hơn 1-2 điểm. Cùng lúc công bố kết quả điểm thi ĐH, trường sẽ thông báo điểm trúng tuyển dự kiến.

Giáo dục Trung học: Linh hoạt và sáng tạo

- Năm học 2012 - 2013, Bộ GD&ĐT đã tăng cường phân cấp cho các Sở GD&ĐT thực hiện kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện của địa phương. Tiếp tục chỉ đạo triển khai việc giảm tải, đổi mới nội dung dạy học, kiểm tra, đánh giá và thi. Từ thay đổi trong cách thi dẫn đến thay đổi cách học, cách dạy trong nhà trường... là những “cú hích” lớn giúp thầy cô, học sinh có những giờ học đầy sáng tạo.
Cô – trò chủ động, sáng tạo trong mỗi giờ học
Việc dạy học ở các trường trung học đã được phân hóa theo năng lực học sinh
Việc dạy học ở các trường trung học đã được phân hóa theo năng lực học sinh

Bước đột phá của giáo dục Thủ đô

Sau 5 năm mở rộng địa giới hành chính, được sự quan tâm của các cấp chính quyền TP Hà Nội, ngành giáo dục Thủ đô đã có những bước phát triển có tính đột phá.
Không chỉ cơ sở vật chất được đầu tư mà những chính sách ưu đãi đối với cán bộ, giáo viên cũng được cải thiện, chất lượng giáo dục được nâng cao, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của người dân Thủ đô.
Cơ sở vật chất - nâng cao cả chất và lượng
Cách đây 5 năm, khi Nghị quyết 15/2008/QH12 của Quốc hội khóa XII bắt đầu được triển khai, không ít người đã "ái ngại" trước những nhiệm vụ nặng nề mà ngành giáo dục Thủ đô phải gánh vác. Nguyên nhân chủ yếu là do khoảng cách về cơ sở vật chất, trình độ dạy và học giữa các khu vực nội - ngoại thành và vùng sâu, vùng xa rất khó để thu hẹp. Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm, đầu tư với những quyết sách hợp lý của các cấp chính quyền TP, giáo dục Thủ đô vẫn dẫn đầu cả nước về chất lượng giáo dục và đào tạo.
Tính từ năm học 2008 - 2009 đến đầu năm học 2012 - 2013, Hà Nội đã có thêm 7.841 phòng học văn hóa, 2.296 phòng học bộ môn; xây dựng mới 11.148 phòng học văn hóa, 1.071 phòng học bộ môn (trong đó xây mới thay thế 5.523 phòng học tạm và cấp 4 xuống cấp) của các cấp học. Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học trong các trường học được cải thiện rõ rệt theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ, hiện đại.
Nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền, khoảng cách về cơ sở vật chất giáo dục, chất lượng đào tạo giữa các khu vực của Thủ đô đã giảm đáng kể. Điển hình là huyện Phúc Thọ - một trong những huyện còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, có những trường, lớp chỉ là những căn nhà cấp 4 sập sệ, nhiều lớp phải học nhờ, học tạm, đời sống giáo viên rất gian nan… Đến nay, giáo dục huyện Phúc Thọ đã "thay da, đổi thịt", phòng học tạm, học nhờ, phòng học cấp 4 cơ bản được "xóa sổ", nhiều ngôi trường được xây dựng với các khối nhà 3 - 4 tầng khang trang.

Nhiều trường ĐH dự kiến sẽ có hai loại điểm chuẩn

Năm nay là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc thí sinh học trung cấp, cao đẳng muốn học liên thông lên cao đẳng, đại học nhưng tốt nghiệp chưa đủ 36 tháng phải tham dự kỳ thi tuyển sinh đầu vào cùng với các thí sinh dự thi đại học.

Lãnh đạo nhiều trường cho biết, tuy thi chung nhưng trường sẽ xây dựng điểm chuẩn riêng dành cho người học liên thông, song song với một điểm chuẩn như mọi năm.

Theo đó, ở những trường này sẽ có hai loại điểm chuẩn, một điểm chuẩn cho thí sinh là học sinh trung học phổ thông và một điểm chuẩn cho thí sinh là học sinh trung cấp, sinh viên cao đẳng thi để học liên thông lên cao đẳng, đại học.

Điểm chuẩn liên thông thấp hơn

Mặc dù chưa có kết quả thi nhưng các trường cho biết điểm chuẩn dành cho thí sinh thi học liên thông sẽ được ưu tiên, thấp hơn so với điểm chuẩn thi vào hệ chính quy của học sinh phổ thông.

Anh hùng Phạm Tuân: Không thể sáng tạo, nếu thiếu động lực

Là người châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ; trong kháng chiến chống Mỹ là phi công đầu tiên lái máy bay tiêm kích bắn hạ B52 - Anh hùng Phạm Tuân chia sẻ với Tiền Phong về phẩm chất sáng tạo xưa và nay của người Việt.
Anh hùng Phạm Tuân với bạn trẻ
Anh hùng Phạm Tuân với bạn trẻ.

Chương trình và sách giáo khoa mới phải sát thực tế, khả thi

Ngày 15-7, trong buổi lấy ý kiến lần cuối dự thảo báo cáo giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật đảm bảo chất lượng và Chương trình, Sách giáo khoa (CT, SGK) giáo dục phổ thông, GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội nhấn mạnh: “CT, SGK mới phải giải quyết được khiếm khuyết về sự thiếu đồng bộ trước đây. Đổi mới có hay đến đâu nhưng thầy không dạy được, cơ sở vật chất không thể đáp ứng thì vẫn không đạt yêu cầu”.


Giáo dục phổ thông thiếu tính hướng nghiệp, chủ yếu phục vụ nhu cầu thi đại học

Đề thi vừa tầm, dễ thở

Ngày 15/7, hơn 236.000 thí sinh (TS) trên cả nước bước vào ngày thi đầu tiên của kỳ thi CĐ năm 2013. Theo thống kê của các trường thì tỷ lệ dự thi CĐ năm nay tương đối thấp, tỷ lệ TS “ảo” quá nhiều. Ghi nhận ngày thi đầu tiên, nhiều TS cho biết, đề thi tương đối dễ.
Thí sinh dự kỳ thi tuyển sinh Cao đẳng năm 2013 tại Hà Nội  ẢNH: NGọC CHÂU
Thí sinh dự kỳ thi tuyển sinh Cao đẳng năm 2013 tại Hà Nội

Trần Đăng Khoa: Đề thi văn trở về với vẻ đẹp cũ?

Cái hay đầu tiên là sự cập nhật những vấn đề thời sự nóng hổi mà lại có tính giáo dục cao.
Có bạn đọc bảo tôi: “Ông là nhà thơ. Nhà thơ tơ lơ mơ. Sao không làm thơ, không bàn về cái tơ lơ mơ mà lại cứ mất thời gian về những chuyện đâu đâu ấy. Mà rồi không khéo còn bị mang vạ vào thân nữa?” Ô hay! Đây là Blog tòa soạn của VOV. Blog bàn về những vấn đề nổi cộm của xã hội, một bức tranh nhiều màu về kinh tế, văn hóa, xã hội…, chứ đâu có phải là cái chiếu thơ! Nếu muốn đọc thơ thì phải tìm đọc ở những chỗ khác chứ! Cụ Hồ bảo: “Nay ở trong thơ nên có thép – Nhà thơ cũng phải biết xung phong”.
Khi nhà thơ “xung phong” thì nhà thơ thành lính trận rồi, chứ đâu có tơ lơ mơ nữa. Ngay cả chính nhà thơ lớn Xuân Diệu, một ngài tơ lơ mơ nhất, “Là thi sĩ nghĩa là ru với gió – Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”, ngoài trăng sao, mây gió, ông không có gì hết: Chức vụ, nhà cửa, tài sản, vợ con…, một thi sĩ “toàn tòng”, sống trọn vẹn với thơ, mà rồi còn phải khẳng định: “Cơm áo không đùa với khách thơ”. Thế thì có lạ chi khi nhà thơ bàn về cơm áo? Xuân Diệu còn quả quyết: “Tôi cùng xương thịt với nhân dân tôi – Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu”. Nhà thơ là đại diện cho dân. Sướng khổ cùng dân.

Đáp ứng nhu cầu "chiêu hiền, đãi sĩ"

Đầu tháng 7, HĐND TP Hà Nội đã thông qua chính sách “chiêu hiền, đãi sĩ” mới, bày tỏ quyết tâm thu hút người tài góp sức xây dựng thủ đô. Nhiều tỉnh, thành phố khác cũng đưa ra chính sách này để kéo người tài về mình. Nhu cầu tìm kiếm và sử dụng người tài hiện là vấn đề “nóng” của nhiều địa phương. Trong bối cảnh hội nhập, phát triển kinh tế dựa trên nền tảng tri thức, người tài có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng, phát triển của địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
Ảnh minh họa/internet

Đừng chủ quan khi thi cao đẳng

Ngày mai (14.7), các thí sinh thi CĐ sẽ làm thủ tục đăng ký dự thi. Đây là đợt thi ĐH, CĐ cuối cùng trong năm nay. Theo các giáo viên, đề thi CĐ tuy có phần dễ hơn so với ĐH nhưng thí sinh không nên chủ quan nếu muốn đạt điểm cao.

Cấu trúc tương đồng
Theo thạc sĩ Phạm Hồng Danh, giảng viên toán Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, những năm trước cấu trúc đề thi CĐ và ĐH gần như giống nhau hoàn toàn vì cùng một nhóm ra đề, nhưng từ năm ngoái đã có 2 nhóm riêng nên phong cách có khác chút ít. Về cơ bản, cấu trúc đề thi CĐ cũng gần giống ĐH nhưng dễ hơn.
 Thi đại học
Đề thi 2 đợt thi ĐH vừa qua không quá khó giúp nhiều thí sinh tự tin bước vào kỳ thi CĐ sắp diễn ra -

Vi phạm nghiêm trọng dạy thêm - học thêm có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 22 về việc dạy thêm, học thêm với nhiều quy định mới về nhà trường và giáo viên, mức thu chi học phí... Tuy nhiên, để việc dạy thêm, học thêm trong thời gian tới đi vào quy củ vẫn đòi hỏi nỗ lực, ý thức tự giác không nhỏ của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh.
Ông Phạm Hữu Hoan - Trưởng phòng GD trung học Sở GD&ĐT Hà Nội đã trao đổi với GD&TĐ xung quanh vấn đề trên.
Xin ông cho biết những điểm đáng chú ý trong quy định mới về dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố mà Hà Nội vừa ban hành và có hiệu lực từ 5/7/2013?
Ông Phạm Hữu Hoan - Trưởng phòng GD trung học Sở GD&ĐT Hà Nội
Quyết định số 22 ra đời có 5 điểm mới.
Thứ nhất, đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước đang làm việc thì không được đứng ra tổ chức việc dạy thêm, học thêm (DTHT).
Thứ hai, không được dạy thêm đối với cấp Tiểu học.
Thứ ba, việc dạy thêm học thêm phải phân loại đối tượng học sinh để dạy cho phù hợp. (Trước đây chúng ta thường dạy đại trà trong đó có cả học sinh yếu, trung bình, khá...). 
Thứ tư, phân cấp quản lý việc dạy thêm học thêm cho các cấp thuộc UBND TP. Trong đó giao cho Sở GD&ĐT Hà Nội quản lý và cấp giấy phép đối với các trường THPT; còn với các quận huyện thì cấp phép cho các trường THCS. Tuy nhiên, vai trò của Sở GD&ĐT Hà Nội vẫn là chủ trì, chỉ đạo, kiểm soát DTHT và chịu trách nhiệm trước thành phố về việc DTHT.

Khi “thánh đường” y khoa bị vấy bẩn

Đâu đó ở những trường đại học của nước ta, sự thánh thiện và tốt đẹp lại bị vấy bẩn bởi thói giả dối và tham lam của chính những người giảng dạy, vậy liệu người trẻ sẽ học được gì từ một môi trường như thế?
Sinh viên trường đại học Y dược Cần Thơ đang thực tập
1. Vậy là học sinh cả nước đã bước qua kỳ thi tuyển sinh đại học – cao đẳng đợt hai 2013 trong đó có các trường y dược (khối B). Sáng 9.7, có dịp đi qua một số trường thuộc quận 5 – TP.HCM là địa điểm thi của đại học Y dược TP.HCM, nhìn những thí sinh háo hức bước vào trường thi, người viết mới cảm nhận được sự khát khao trở thành bác sĩ của họ.

Bắt đầu chấm thi ĐH 2013: Đảm bảo khách quan, chính xác

Ngay sau khi kết thúc môn thi cuối cùng, các trường bắt tay ngay vào công đoạn dồn túi, làm phách, bắt đầu công tác chấm thi. Một mặt đảm bảo tuyệt đối khách quan, chính xác; mặt khác thực hiện đúng tiến độ thời gian theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, hoàn thành trước ngày 31/7.
Nỗ lực bước vào “công đoạn 2”
 Thí sinh tự tin với kết quả làm bài

Bài thi làm thế nào sẽ được thưởng điểm?

Chiều 10-7, Bộ GD&ĐT tổ chức họp báo về công tác coi thi hai đợt thi và tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) năm 2013. Đại diện lãnh đạo Bộ cũng cho biết một số thông tin liên quan đến công tác chấm thi ngay sau khi kỳ thi kết thúc.

Theo đánh giá bước đầu của Bộ GD&ĐT, đề thi được bảo mật tuyệt đối trong tất cả các khâu; không có sai sót. Đề thi các môn thi ĐH đợt 2 khối B, C và D có nội dung nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12, đề thi có tính phân loại cao, đáp ứng yêu cầu của kỳ thi tuyển chọn.

Ông Ngô Kim Khôi, Cục trưởng Cục Khảo thí & kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT cho biết: Những bài làm đúng, có cách giải sáng tạo, độc đáo khác với đáp án có thể được thưởng điểm. Mức điểm thưởng do cán bộ chấm thi đề xuất và do Trưởng môn chấm thi trình Trưởng Ban chấm thi quyết định, nhưng không vượt quá 1 điểm.

Các thí sinh kết thúc đợt thi thứ 2 kỳ tuyển sinh ĐH năm 2013.

Trật tự, an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế

Ngày 10-7, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã họp báo đánh giá kết quả hai đợt thi Đại học trong kỳ thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy năm 2013. Tham dự và chủ trì Họp báo có GS-TS Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trưởng ban Chỉ đạo tuyển sinh; PGS.TS Ngô Kim Khôi, Cục trưởng Cục Khảo thí - Kiểm định chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phó trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo tuyển sinh; ông Phạm Ngọc Trúc, Phó Chánh thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 
 PGS.TS Ngô Kim Khôi (người đứng phát biểu) chủ trì buổi họp báo.

Trẻ em Nhật và những bài học đạo đức thú vị

Rất ít người biết rằng trẻ em Nhật được hưởng một nền giáo dục vô cùng đặc biệt, chính điều đó đã khiến các em bé được học bao điều bổ ích, và trở nên vững vàng với những kiến thức và kỹ năng sống được trang bị ngay từ nhỏ.

Mẫu giáo

Các lớp học về đạo đức tại Nhật chính thức bắt đầu từ tiểu học, thế nhưng ngay từ mẫu giáo, trẻ em đã được học các quy tắc ứng xử căn bản. Người Nhật đặc biệt chú trọng các câu chào hỏi, xin lỗi, và cám ơn. Mỗi buổi sáng, trẻ xếp hàng trong lớp, trịnh trọng chào giáo viên trước khi bắt đầu ngày mới. Trong quá trình học và chơi, trẻ được hướng dẫn và nhắc nhở sử dụng các câu cám ơn và xin lỗi trong các tình huống phù hợp.
Trẻ em Nhật và những bài học đạo đức thú vị 1
Trẻ em Nhật được học sử dụng các câu "cám ơn" và "xin lỗi" trong các tình huống phù hợp

Cảm xúc trái ngược khó diễn tả sau môn thi ĐH cuối cùng

Sáng nay kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng đợt II năm 2013 đã kết thúc, với môn thi cuối cùng: Văn – khối C,D (thời gian làm bài 180p); Hóa – khối B (thời gian làm bài 90p); năng khiếu khối T.
Lúc 9h20, sau khi tiếng chuông báo hiệu kết thúc 2/3 thời gian làm bài thi, nhiều thí sinh đã rời phòng thi sớm. Một trong những thí sinh ra sớm nhất tại điểm thi Học viện BC&TT em Lê Huy Hoàng (THPT Nguyễn Huệ - Hà Đông), dự thi vào ngành Báo Truyền hình (khối D) cho biết: “Đề văn năm nay tập trung vào kiến thức lớp 12, đặc biệt là hai câu nghị luận văn học. Trong ba câu, em thích nhất câu 2 – nghị luận xã hội; nói về lý tưởng sống của con người Việt Nam từ xưa đến nay… Câu hỏi đơn giản không đánh đố thí sinh”.

Khi được hỏi về cả ba môn thi Toán – Anh – Văn, Hoàng tự tin: “Trong ba môn em nhận thấy đề môn Văn là khó nhất, với môn Toán em tự tin được 90%, môn Tiếng Anh khoảng 80% và môn Văn là 55 đến 60%. Nhiều bạn cho rằng môn Tiếng Anh khó, nhưng em nhận thấy đề Tiếng Anh vừa sức với thí sinh và khó nhất là môn Văn”.

Hoàng cũng cho biết: "Sau khi kết thúc kỳ thi tuyển sinh đại học, em sẽ cố gắng học thêm tiếng Anh, để lấy chứng chỉ và một số ngoại ngữ khác… Tâm trạng của em hiện giờ rất thoái mái”.

Làm rõ vụ thi hộ tại trường đại học Phòng cháy, chữa cháy

Chiều 8-7, một cán bộ CA quận Thanh Xuân cho biết, Dũng và Quang đều khai nhận không quen biết nhau. Quang vốn là sinh viên trường ĐH Bách khoa Hà Nội và đã bỏ học giữa chừng.

Vào buổi thi môn cuối của đợt I kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 (môn Hóa, diễn ra vào sáng 5-7), giám thị ở điểm thi ĐH Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) – đã nghi ngờ một thí sinh không giống với ảnh trong thẻ dự thi nên báo cáo lên Hội đồng tuyển sinh (HĐTS). Nhận báo cáo, HĐTS đã chỉ đạo giám thị cứ để thí sinh làm bài thi bình thường, cuối buổi đưa thí sinh về HĐTS để xác minh.

Kết thúc thời gian thi, giám thị đã mời thí sinh này lên HĐTS để xác minh. Sau một hồi quanh co, thí sinh này thừa nhận được thuê thi hộ cho một người khác. Ngay sau đó, HĐTS trường ĐH PCCC đã báo cáo sự việc với lãnh đạo cấp trên và thông báo cho CAQ Thanh Xuân. Tại CQCA, người thi hộ này được xác định là Đỗ Ngọc Quang, SN 1981, trú tại huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Còn người được thi hộ là Nguyễn Anh Dũng, SN 1995, trú tại TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.

Cả làng tiếp sức mùa thi

Cứ đến mỗi mùa thi đại học, làng La Chữ thuộc phường Hương Chữ (thị xã Hương Trà, tỉnh ThừaThiên - Huế) lại rộn ràng hẳn lên. Nơi đây không chỉ nổi tiếng là mảnh đất hiếu học mà còn là nơi cưu mang, đón tiếp hàng vạn  sĩ tử mỗi mùa thi.
Bữa cơm ấm cúng cho các sĩ tử tại nhà thầy Quang
Bữa cơm ấm cúng cho các sĩ tử tại nhà thầy Quang
Chúng tôi ghé về làng La Chữ trong những ngày thí sinh cả nước đổ về Huế “dùi mài kinh sử” để chuẩn bị ứng thí trong kỳ thi ĐH đợt 2 năm 2013.

Học trò nghèo và ước mơ sách giáo khoa điện tử

Trung Quốc: Cấm thí sinh thi đại học mặc... áo lót

Các trường đại học của tỉnh Cát Lâm (Trung Quốc) đã cấm các thí sinh mặc áo ngực như một động thái để ngăn chặn gian lận trong kỳ thi tuyển sinh đại học - được đánh giá là kỳ thi khó khăn nhất thế giới.
Trước khi bước vào phòng thi, thí sinh phải đi qua một máy dò kim loại để ngăn chặn việc mang các thiết bị nghe không dây bằng cách giấu trong người.
Ảnh minh họa

Một thí sinh nữ đang bị kiểm tra an ninh trước khi vào phòng thi
Quần áo có chứa bất kỳ phụ kiện nào bằng kim loại, bao gồm cả áo ngực với vòng đỡ bằng kim loại - sẽ bị máy phát hiện ra khi sinh viên dừng lại để kiểm tra. Những sinh viên phải sử dụng máy tạo nhịp tim hoặc có cấy ghép các thiết bị bằng kim loại trong cơ thể sẽ phải cung cấp cho giám thị một giấy chứng nhận của bệnh viện.
Những người không vượt qua được vòng kiểm tra này sẽ không được bước vào phòng thi. Kỳ thi tuyển sinh ĐH tại Trung Quốc diễn ra trong 2 ngày 6 và 7/7.

Bồi dưỡng cho giáo viên: Cần nhất yếu tố thiết thực

Dịp hè, bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên (GV) thường được các cơ sở giáo dục (GD) quan tâm triển khai, nhằm góp phần củng cố kiến thức chuyên môn, hay tạo ra cách làm việc mới của người GV, góp phần đưa đổi mới phương pháp giảng dạy trở thành hiện thực sinh động trong các trường học.
Lãnh đạo nhà trường cần gương mẫu trong tự học
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là một nội dung bồi dưỡng hè được nhiều giáo viên tích cực tham gia.

Tăng độ khó có giảm được tai nạn?

Từ 1/7/2013, việc đào tạo và sát hạch cấp giấy phép lái xe (GPLX) được tiến hành theo hình thức mới với độ khó cao hơn trước rất nhiều. Trong đó, bộ đề có nhiều câu hỏi hơn, thời gian thi rút ngắn, giám sát nghiêm ngặt bằng camera…
Tất cả đều hướng tới mục tiêu tăng cường kỹ năng cho lái xe và góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông (TNGT). Phóng viên báo Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trò chuyện với TS Trần Bảo Ngọc -  Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) xung quanh vấn đề này.
 Thưa ông, nhiều người cho rằng, một trong những nguyên nhân làm gia tăng các vụ TNGT nghiêm trọng trong thời gian gần đây xuất phát từ công tác đào tạo và sát hạch cấp GPLX của chúng ta chưa thực sự nghiêm túc. Có phải vì điều này mà Bộ GTVT quyết định siết chặt hơn điều kiện thi sát hạch cấp GPLX?
- Không phải đến thời điểm này, hay vì TNGT nghiêm trọng liên tục diễn ra trong thời gian gần đây mà Bộ GTVT mới triển khai siết chặt vấn đề đào tạo, tổ chức sát hạch cấp GPLX. Vấn đề này đã được Bộ chuẩn bị từ tháng 3/2012 với những lộ trình thực hiện từng bước rõ ràng, với những nội dung như: Tăng cường công tác tổ chức đào tạo, sát hạch, thanh kiểm tra công tác này; Quy định, xử lý trách nhiệm của những người thực thi công vụ; Quản lý, chống GPLX giả… Và để thực hiện điều này, ngày 12/3/2012, Bộ GTVT đã có Quyết định số 513/QĐ-BGTVT chính thức phê duyệt đề án nâng cao chất lượng đào tạo sát hạch cấp GPLX góp phần giảm thiểu TNGT và ùn tắc giao thông. Tiếp đó là các Thông tư số 18/2012/TT - BGTVT, "Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ" ngày 6/6/2012; Thông tư 46/2012/TT - BGTVT, "Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ", ngày 7/11/2012… Thay đổi bộ đề thi là một bước tiếp theo của lộ trình nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp GPLX góp phần giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông.

Thí sinh 'dễ thở' với đề tiếng Anh và Hóa

Sáng nay (5/7), thí sinh thi khối A, A1 đã hoàn tất môn cuối cùng. Theo đánh giá chung, đề thi sáng nay không khó, nhiều thí sinh hy vọng ghi điểm vào 2 môn cuối này.


Đề Hóa không khó

Sáng nay, thí sinh kết thúc môn Hóa là môn thi cuối cùng, kết thúc đợt I kỳ thi ĐH, CĐ 2013. Theo đánh giá chung, đề Hóa năm nay không khó, dễ hơn đề thi Hóa năm ngoái. Nguyễn Thị Hải Yến (Hưng Yên) dự thi chuyên ngành Kinh tế Xây dựng (ĐH GTVT) cho biết: “Đề thi năm nay tương đối dễ, phần khó nhất là phần điện phân. Dự tính em được trên 7 điểm. Hai môn Toán và Lý hôm qua em có thể được 6 -7 điểm, hi vọng sẽ đỗ”.

Thí sinh vui vẻ ra khỏi phòng thi

Sinh viên Trung Quốc và cuộc săn tìm việc làm

Giống như Việt Nam, Trung Quốc những ngày này cũng đang “vào vụ” thi cử - một kỳ thi gay cấn và khắc nghiệt để giành vé vào giảng đường Đại học. Với số dân hơn 1 tỷ người, mỗi năm, Trung Quốc có hàng triệu sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học. Năm nay, con số này tăng lên mức kỷ lục là 6,99 triệu sinh viên, tăng 2,8% so với năm 2012. Điều này khiến nhiều sinh viên tiêu tan hy vọng tìm việc làm.
 
Ra đi để tìm kiếm cơ hội
Liu Xiaohong lên một chuyến tàu đi Bắc Kinh từ Trường Xuân, thủ phủ của tỉnh Cát Lâm.
Đoàn tàu đông đúc và có nhiều gương mặt trẻ. Liu tin rằng, giống như cô, họ cũng là những sinh viên vừa tốt nghiệp, đang trên đường đến Bắc Kinh để tìm kiếm cuộc sống mới nhưng chưa biết sẽ thế nào. Đây là lần thứ ba kể từ tháng 11-2012, Liu, vừa tốt nghiệp Đại học Cát Lâm ngành thiết kế đồ họa, đến Bắc Kinh. Liu chọn ngành thiết kế đồ họa 4 năm trước vì vào thời điểm đó, đây là một ngành đầy triển vọng nhưng nay đã khác”.
 
Sinh viên Trung Quốc tham gia một hội chợ việc làm ở Bozhou, tỉnh An Huy.

Mùa thi 2013: Truyền thống tương thân tương ái được phát huy

Trước giờ vào thi, vẫn xảy ra trường hợp thí sinh đến nhầm địa điểm, hoặc quên giấy tờ, quên máy tính… Các “sự cố” trên đều được các sinh viên tình nguyện giải quyết ổn thỏa...
Sáng 4-7, các sĩ tử đã bắt đầu ngày thi thứ nhất của đợt thi ĐH, CĐ 2013. Do lo ngại chuyện tắc đường nên các sĩ tử cùng phụ huynh đều khởi hành sớm, các lực lượng chức năng cùng sinh viên tình nguyện đã xuống đường, làm nhiệm vụ hướng dẫn giao thông, không để xảy ra tình trạng ùn tắc nghiêm trọng, đảm bảo việc đi lại của thí sinh và phụ huynh diễn ra thuận tiện.
Trước giờ vào thi, vẫn xảy ra trường hợp thí sinh đến nhầm địa điểm, hoặc quên giấy tờ, quên máy tính… Các sự cố trên đều được các sinh viên tình nguyện giải quyết ổn thỏa, tuy vậy tâm lý của các thí sinh gặp sự cố cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Trong những môn thi tiếp theo, các thí sinh nên cẩn trọng bình tĩnh để tránh những sự cố không đáng có.
Có thể nói, chưa bao giờ các hoạt động tình nguyện lại hiệu quả như mùa thi 2013. Bằng rất nhiều những nghĩa cử nhỏ và thiết thực, những tấm lòng hảo tâm chính là những điểm tựa giúp thí sinh vững bước, yên tâm hoàn thành tốt bài thi của mình.

33 thí sinh vi phạm quy chế buổi thi đầu tiên

Báo cáo nhanh của Bộ GD-ĐT cho biết, kết thúc môn Toán, trên cả nước có 33 thí sinh bị đình chỉ vì vi phạm quy chế thi.
Theo báo cáo, cả nước có 843.687 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó số thí sinh đến dự thi là 650.420, đạt tỷ lệ 77,09 %. Cả nước có tổng số 133 trường đại học tổ chức thi với 996 điểm thi và 24.311 phòng thi.
Bộ GD-ĐT nhận định đề thi sáng nay không có sai sót, được bảo mật tuyệt đối trong tất cả các khâu. Các Hội đồng tuyển sinh thực hiện nghiêm túc quy định của quy chế thi tuyển sinh, không khí trường thi trật tự, an toàn. Các vi phạm quy chế tuyển sinh được phát hiện, xử lý nghiêm túc, kịp thời.
Trên phạm vi cả nước, 33 thí sinh vi phạm bị xử lý kỷ luật (khiển trách: 0; cảnh cáo: 1; đình chỉ: 32).
 - 1
Thí sinh dự kỳ thi đại học tại đại học Sư phạm Hà Nội

Nối vòng tay lớn vì mùa thi

Chính thức diễn ra từ ngày 2.7, nhưng mới 13 giờ ngày 1.7, chương trình “Chỗ trọ miễn phí” lần thứ 15 do Báo Lao Động tổ chức, đã đón nhận những thí sinh đầu tiên. Đó là những học sinh nghèo đến từ miền đất Mũi tận cùng của tổ quốc.
Tôi lại gặp những người thầy, người mẹ, người cha, những sĩ tử… và câu chuyện của chúng tôi suốt mấy hôm nay không chỉ đơn thuần là những ngày thi cử…

Sợ thi đỗ vì… nghèo quá

Tôi đã chứng kiến nhiều gia cảnh nghèo đến “rớt mồng tơi”, nhưng khi nghe thầy Ngô Thanh Vũ - người dẫn đoàn học sinh Trường THPT Cái Nước (huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) lên Cần Thơ dự thi - kể về cái nghèo của gia đình em Lê Mai Quyên, thì tôi choáng. 7 giờ tối, tôi đến ký túc xá Cà Mau của Trường Đại học Cần Thơ. Quyên đã cùng một số bạn đi xem địa điểm thi, chỉ còn ông Lê Tấn Sĩ - cha của Quyên - ngồi lại trong phòng với vẻ mặt rối bời.

Gia đình ông Sĩ sống ở ấp Đông Hưng, xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước. 17 năm trước, vợ ông mất đúng vào ngày Quyên chào đời. Bác sĩ bảo, vợ ông sinh khó phải mổ, nhưng do mất máu nhiều quá đã không cứu được, chỉ giữ được em bé. Từ đó, ông một thân một mình “gà trống nuôi con”, sống vất vưởng với việc trồng bồn bồn bán kiếm cơm qua ngày...

Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013: Sẵn sàng cho đợt thi đầu tiên

Chỉ còn một ngày nữa là thí sinh dự thi khối A, A1, V sẽ bước vào đợt thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013. Có một số lưu ý thí sinh cần chú ý để có tâm lý vững vàng và an tâm nhất khi bước vào kỳ thi năm nay.

Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga thì công tác chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 đã hoàn tất. Các hội đồng thi trên cả nước đã sẵn sàng đón thí sinh đến dự thi. Công tác đề thi cũng được triển khai đúng kế hoạch.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết thêm: Đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 phải đạt được các yêu cầu kiểm tra kiến thức cơ bản, khả năng vận dụng và kỹ năng thực hành của thí sinh trong phạm vi chương trình trung học hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12, phù hợp với quy định về điều chỉnh nội dung học tập cấp trung học. Theo thống kê của Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, tổng số hồ sơ ĐKDT tuyển sinh ĐH năm 2013 là 1.343.656 hồ sơ. Tỷ lệ hồ sơ khối A năm nay là  39,1% (năm 2012 là 47,2%); Hồ sơ khối A1 đạt 10,2%, tăng 5% so với năm 2012.

Đổi mới cách đánh giá học sinh lớp 1

Ngày 1-7, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết, từ năm học 2013-2014 sẽ thực hiện việc đổi mới cách đánh giá với HS lớp 1 theo hướng động viên, khuyến khích, ghi nhận sự tiến bộ hằng ngày của từng HS.

Một giờ làm toán của học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Phú La, quận Hà Đông. Ảnh: Bá Hoạt
Một giờ làm toán của học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Phú La, quận Hà Đông.

Đợt 1 thi ĐH-CĐ năm 2013: “Lọc” kỹ giám thị

Ngày 3.7, đợt 1 kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) năm 2013 sẽ bắt đầu. Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga cho biết, đến nay công tác chuẩn bị của các trường đã hoàn tất, sẵn sàng đón các thí sinh...

Tăng cường công tác thanh, kiểm tra
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, song song với việc đảm bảo an ninh tại các địa điểm thi, Bộ GDĐT đã thành lập các đoàn thanh tra lưu động gồm những đồng chí có kinh nghiệm trong công tác tuyển sinh. Các đoàn thanh tra này sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình tại bất kỳ điểm thi nào trên cả nước và không báo trước.

Top