Tất bật điều chỉnh sai sót

 Chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày thi tuyển sinh ĐH, nhưng đến thời điểm này nhiều thí sinh vẫn chưa nhận được giấy báo thi. Một số trường hợp bị thất lạc hồ sơ, thí sinh phải ngược xuôi để bổ sung hồ sơ.
Thí sinh đến chỉnh sửa giấy báo dự thi tại Trường ĐH Sư phạm tp.hcm ngày 28-6

Địa chỉ miễn phí cho các sĩ tử thi đại học

Căn nhà 5 tầng khang trang tại số 57A phố Cửa Đông, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm - Hà Nội, những ngày này luôn đông hơn thường lệ. Đã từ 3 năm nay, mỗi lần bước vào kỳ thi đại học ngôi nhà lại trở thành “điểm đến” của nhiều thí sinh từ các tỉnh về. Chỉ sau một cuộc điện thoại, sĩ tử sẽ được chủ nhà tạo điều kiện cho một chỗ ở miễn phí ngay trong chính gia đình mình…

Trần Bích Trang, cán bộ Đoàn có tấm lòng nhân ái

5 điều bạn không thể quên trước khi bước vào phòng thi

hoahoctro.vn - Chỉ còn 2 ngày nữa, hơn 1 triệu thí sinh cả nước sẽ tham dự kỳ thi Đại học 2012. Các sĩ tử hãy kiểm tra lại các điều kiện cần thiết trước giờ G theo gợi ý dưới đây của HHT Online.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có khoảng 1,3 triệu thí sinh đăng ký dự thi đại học và 450.000 thí sinh đăng ký dự thi cao đẳng trong kỳ thi năm 2012.
Tính đến thời điểm này, việc ổn tập, chuẩn bị cho kỳ thi ĐH-CĐ năm 2012 của các thí sinh cũng đã hoàn tất, rất nhiều thí sinh đã lên đường đến các địa điểm thi để liên hệ nhà trọ, chỗ ăn ở chờ ngày thi. Các trường ĐH cũng đang hoàn tất các công tác tổ chức, triễn khai tập huấn cán bộ coi thi, đến giờ phút này tất cả mọi thí sinh, nhà trường cùng đếm ngược đến giờ G.

Nhiều sai phạm trong liên kết đào tạo!

Trong đầu tư công trình còn có sai phạm về đơn giá vật liệu, nguồn vật liệu, số lượng cấu kiện, chi phí lưu thông, khối lượng phát sinh không có ký nhận của thiết kế kỹ thuật, hồ sơ phát sinh không được điều chỉnh phê duyệt.

Kết quả kiểm tra, xác minh tại 18 trường đại học (ĐH) về các chương trình liên kết đào tạo giai đoạn 2006 - 2010 cho thấy, sự "bùng nổ" loại hình đào tạo được gắn mác "chất lượng cao" này khiến xã hội hoài nghi về chất lượng là không sai - Thanh tra Chính phủ (TTCP) cho biết tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm tổ chức hôm qua (28-6) tại Hà Nội.

TPHCM: Dự kiến ngày 14/7 công bố điểm chuẩn vào lớp 10

Chiều nay (22/6), ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM cho biết kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay diễn ra nghiêm túc và không có thí sinh nào vi phạm. Dự kiến, ngày 14/7 sẽ công bố điểm chuẩn và danh sách thí sinh trúng tuyển.

Kết thúc 2 ngày thi, ở hệ thi vào lớp 10 thường có 284 thí sinh vắng; hệ lớp 10 chuyên có 141 thí sinh vắng ở môn thi chung, riêng môn thi chuyên có 184 thí sinh vắng. Dù số thí sinh vắng khá nhiều nhưng theo lý giải thì những thí sinh bỏ thi đa phần là các em ở các địa bàn xét tuyển nhưng vẫn đăng ký thi và phút cuối cùng không thi hoặc các em đã chọn đi du học, học ở các ngoài công lập.

Nhiều khâu “nới” so với quy chế

Sáng 22-6, thí sinh dự thi vào 4 trường THPT chuyên của Hà Nội bước vào môn thi điều kiện đầu tiên là môn Ngoại ngữ theo quy định của Bộ GD-ĐT. Cũng chính vì đây chỉ là môn thi điều kiện và bắt buộc với tất cả các thí sinh dự thi hệ chuyên nên đề thi được đánh giá là vừa sức.

Luyện thi hay… luyện chơi? Nhiều thí sinh trượt “tủ” đề Ngữ văn Sĩ tử "tố" nhà trường dạy quay cóp mùa thi
Thở phào môn điều kiện


Thí sinh thi chuyên Ngoại ngữ sẽ phải thi bốn kỹ năng

Dạy con kiểu Tây - đừng quá sùng bái!

Thời đại hiện nay, chúng ta sùng bái Tây trong cách giáo dục con. Nhưng có những nhầm lẫn sơ đẳng và nghiêm trọng trong vấn đề này. Có thể ta đang theo “Tây” không đúng cách và ta cũng đang theo những “Tây” bị sai.

Cần dạy trẻ theo đúng cách và học "Tây" cũng đúng cách

Chất lượng giáo dục đại học kém do áp đặt tuyển chọn?

Có một nghịch lý là số lượng thạc sĩ, tiến sĩ hàng năm vẫn tăng đều đặn, trong khi giảng viên có trình độ tương đương vẫn thiếu.

Lỗi từ cơ chế áp đặt tuyển chọn?!
Theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT, trong tổng số giảng viên đại học, cao đẳng ở nước ta đến nay thì giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư chiếm tỷ lệ 3,5%; giảng viên có trình độ tiến sĩ chiếm tỷ lệ khoảng 10% và giảng viên có trình độ thạc sĩ chiếm tỷ lệ khoảng 40%. Như vậy còn khoảng 50% giảng viên ở các cơ sở giáo dục đại học chưa có bằng tiến sĩ, thạc sĩ.

“Bỏ thì thương, vương thì tội”?

Cả xã hội đang chờ xem Bộ GD-ĐT và tỉnh Bắc Giang sẽ xử lý vụ gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp THPT ra sao đối với những người vi phạm trắng trợn kỷ luật thi, làm xấu hình ảnh những người thầy, người cô trong lòng học trò. Nhưng sự cố này không dừng lại ở việc xã hội thêm một lần đau xót vì tiêu cực trong ngành giáo dục, mà hơn bao giờ hết, đòi hỏi về đổi mới thi cử lại được đặt ra một cách bức thiết.

Thậm chí, không ít ý kiến nói sự cố ở Đồi Ngô là một “vụ nổ” và ngành giáo dục không thể trì hoãn thêm việc đổi mới thi cử như đã định sẽ làm sau năm 2015.

Nếu kết quả tốt nghiệp không như ý muốn

Đề thi năm nay được đánh giá là phù hợp với trình độ của học sinh. Thế nhưng nhiều teen lại đang tá hỏa khi biết mình mắc những lỗi ngớ ngẩn và lo sợ sẽ rớt Tốt nghiệp.

Những sai sót xui xẻo

Vì tâm lý chủ quan không đọc kỹ yêu cầu của bài thi nên nhiều teen rơi vào những trường hợp dở khóc dở cười. Tự tin là mình sẽ đậu tốt nghiệp nhưng chỉ vì những sai sót nhỏ trong bài thi đã khiến không ít teen rơi vào trạng thái suy sụp tinh thần khi nghĩ đến cảnh học khá mà lại trượt "vỏ chuối".

Giúp con chọn nghề nào phù hợp?.

Làm thế nào để giúp các em tìm được một môi trường tốt, phù hợp năng lực bản thân và mục tiêu nghề nghiệp của con em mình, để các em có được một công việc ổn định cuộc sống sau này thực sự không phải là điều đơn giản.

Chọn trường cho con – áp đặt hay không?
Theo một khảo sát gần đây, khoảng 58% học sinh tốt nghiệp THPT chưa thực sự hiểu về bản thân mình và tới hơn 60% chưa hiểu về đặc điểm, tính chất của nghề mà mình lựa chọn. Khoảng 45% học sinh THPT chưa hiểu rõ về tầm quan trọng của việc chọn nghề phù hợp cho tương lai.
Phần đông các em chọn nghề, chọn trường dựa trên sở thích và nguyện vọng của cá nhân, hoặc do sự rủ rê của bạn bè. Rất ít các em lựa chọn nghề trên cơ sở hiểu biết về bản thân, nghề nghiệp và tầm quan trọng của việc chọn nghề phù hợp cho tương lai.

“Đưa tin quá nhiều gây hiệu ứng không tốt”

Đó là nội dung được thể hiện tại văn bản của Bộ GD-ĐT do Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển ký ngày 11-6 “về việc xem xét, xử lý sai phạm tại hội đồng thi THPT dân lập Đồi Ngô”.

Vụ “lộ tẩy quay cóp”:
Tại cuộc giao ban báo chí trung ương sáng qua, ông Hiển đã nhắc lại một đoạn trong văn bản mình ký.

Thi cử như hiện nay chỉ có tác dụng ngược

Tình trạng tiêu cực trong thi cử có từ lâu rồi, toàn dân ai cũng biết và tôi tin các cấp quản lý cũng biết nhưng mấy ai muốn nói ra. Người có con thi thì nói ra sợ ảnh hưởng con mình, giới chức nói ra… chắc là lo cho vị thế của mình.

Luyện thi cấp tốc chưa chắc hiệu quả

Sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT, dù chưa có kết quả thi, nhưng nhiều phụ huynh đã cho con mình đi ôn luyện tại các trung tâm luyện thi đại học (ĐH) cấp tốc.

Đua nhau đi luyện thi
Chỉ với một từ khóa “luyện thi đại học cấp tốc”, trên trang tìm kiếm google sẽ có khoảng 2.310.000 kết quả cho thí sinh lựa chọn. Để thu hút được thí sinh, đa phần các website này đều có nội dung quảng cáo na ná nhau, đại loại như lớp sĩ số ít, thi đạt tỷ lệ cao, giảng viên được tuyển chọn tại các trường ĐH, CĐ có uy tín.
Theo chân một nhóm bạn đi ôn thi, chúng tôi có dịp tìm hiểu sâu hơn về những trung tâm luyện thi đại học cấp tốc đang rất “nóng” tại thời điểm này. So với các trung tâm ở các thành phố lớn như TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, các trung tâm tại các tỉnh nhỏ lẻ thường rất coi trọng chữ tín với khách hàng.

Học “lệch”, tại sao không?

Vì sao cứ phải đưa lí do học tủ, học lệch để không bỏ thi tốt nghiệp? Thật ra chương trình học hiện nay quá nặng, không cần thiết, với áp lực phải đạt (chứ chưa phải giỏi) tất cả các môn, khiến cho nhiều học sinh căng thẳng và sợ thi cử.

Trao đổi trước giờ vào lớp (ảnh minh họa)
Nhưng thôi, tôi cũng hiểu rằng đổi mới chương trình học cho phù hợp không phải muốn là làm được ngay mà cần có thời gian, nên tôi cũng không nói nhiều về việc đó. Mà tôichỉ muốn nói đến việc phải học đạt chuẩn tất cả các môn là không cần thiết (theo ý kiến cá nhân).

Giáo dục chưa làm được sứ mạng khai sáng

Nguyên là giám đốc sở Giáo dục đào tạo TP.HCM, từng là người thầy nhiều năm đứng trên bục giảng, hơn ai hết ông cảm nhận rõ những thất bại của giáo dục, và coi chấn hưng giáo dục là món nợ suốt đời mình. Nên dù đã nghỉ hưu, ông vẫn cùng đồng nghiệp ở viện Nghiên cứu giáo dục thực hiện những nghiên cứu sâu và toàn diện hơn, hướng tới một nền giáo dục khai minh.

Theo ông, những xói mòn, đổ vỡ trong các thang giá trị, sự xuống cấp của đạo đức xã hội và tội ác tràn lan phải chăng có nguyên nhân từ bệnh chạy theo thành tích, coi nhẹ khoa học nhân văn, coi nhẹ giáo dục cái đẹp và cái thiện?

'Áo xanh' cùng sĩ tử mùa thi

Lễ ra quân Tiếp sức mùa thi 2012 với sự tham gia của hơn 1.000 thanh niên, sinh viên tình nguyện (TN, SVTN) tại Hà Nội sáng 8-6, khởi động chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa của tuổi trẻ cả nước đồng hành với sĩ tử mùa thi.
Áo xanh đồng hành cùng sĩ tử.
Chương trình do T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam (SVVN), Bộ GD&ĐT, Báo Thanh niên, tập đoàn Thiên Long, Thành đoàn Hà Nội phối hợp tổ chức.

Olympic Toán tuổi thơ – vì sự phát triển của phong trào học và yêu toán

Sáng 8/6/2012 tại Trung tâm văn hóa tỉnh Cà Mau, Olympic Toán Tuổi thơ lần thứ 8 - 2012 đã chính thức diễn ra lễ khai mạc. Tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Tiến Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, NGND.TS Thái Văn Long – Giám đốc Sở GD&ĐT, ông Vũ Bá Hòa - Phó Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, cùng đại diện Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà, các ban, ngành trong tỉnh. Và đặc biệt là có 264 học sinh là những học sinh tiểu học và trung học cơ sở, đại diện cho 25 tỉnh, thành trên toàn quốc cùng đông đảo các thầy cô giáo và phụ huynh học sinh.
Chương trình văn nghệ chào mừng của học sinh Tp. Cà Mau

9 triệu sĩ tử thi ĐH, Trung Quốc lắp camera giám sát 300 ngàn phòng thi

Hôm nay, khoảng 9,15 triệu sĩ tử Trung Quốc dự kỳ thi tuyển sinh đại học. Nhằm ổn định trật tự phòng thi, Trung Quốc trang bị các camera giám sát tại gần 300 ngàn phòng thi. Ngoài ra, lực lượng cảnh sát có vũ trang được huy động để bảo vệ nghiêm ngặt các bài thi.

Theo Tân Hoa Xã, hôm nay khoảng 9,15 triệu thí sinh Trung Quốc sẽ dự thi để giành 6,85 triệu suất vào học tại các trường ĐH, C Đ ở nước này. Như vậy tỷ lệ “chọi” là khoảng ¾. Các thí sinh sẽ dự thi tại tổng cộng 310.000 phòng thi tại 7.300 điểm thi khắp cả nước.

Đề xuất lập Bộ ĐH - KHCN chưa khả thi

Bên cạnh những ý kiến tán đồng việc thành lập Bộ ĐH - KHCN để tạo ra sự hợp tác liên ngành giữa giáo dục ĐH và sự phát triển của KHCN, vẫn còn những ý kiến trái chiều với đề xuất này.

Để rộng đường dư luận, Đất Việt xin trích đăng ý kiến của các chuyên gia cùng những phân tích mặt được và chưa được khi thành lập Bộ ĐH - KHCN.
GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Không có gì bảo đảm hiệu quả.
Một số nước trên thế giới có mô hình giáo dục đi với khoa học. Vì vậy, việc nhập hệ ĐH vào Bộ KHCN không phải là đề xuất mới. Tôi thấy vấn đề ở chỗ khác chứ không phải sáp nhập. Đó là chấn chỉnh lại những gì sai lệch, để cho hệ thống giáo dục được ổn định. Theo tôi làm sao cho người dân yên tâm, tin vào thầy cô giáo Việt Nam. Việc mở trường ĐH, CĐ một cách tràn lan thì bây giờ phải chấn chỉnh lại. Ở phổ thông có nhiều vấn đề, dạy quá nhiều những cái không cần thiết. Trong tình hình lộn xộn thế này, nếu chia ra thì càng phức tạp hơn. Phải chấn chỉnh và ổn định những vấn đề về tổ chức.

Việt Nam bắt đầu xuất bản sách giáo dục điện tử

Chiều nay 6.6.2012, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) đã ký hợp đồng hợp tác xuất bản các loại sách giáo khoa điện tử, tài liệu học tập và các chương trình phần mềm hỗ trợ giảng dạy dùng cho các cấp học khác nhau của Việt Nam.

Ông Ngô Trần Ái- tổng giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam và bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn- TGĐ AIC ký kết hợp tác xuất bản sách giáo khoa điện tử và các phần mềm hỗ trợ phát triển giáo dục

Thí sinh ồ ạt tìm trung tâm luyện thi cấp tốc

Sau khi thi tốt nghiệp THPT, trong 2 ngày 5 và 6-6, thí sinh từ các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long ồ ạt đổ về TP Cần Thơ để ghi danh học khóa luyện thi cấp tốc tại các trung tâm.

Các thí sinh đăng ký luyện thi cấp tốc tại Trung tâm luyện thi Minh Đức

Đề văn mở, chưa đủ!

Tình yêu môn văn ở học trò ngày càng sa sút là vấn đề đã được giới chuyên môn gióng chuông năm này qua năm khác. Cứ sau mỗi kỳ thi tú tài, đại học, thì những bài văn, câu văn ngây ngô tệ hại cười ra nước mắt thường được báo chí khai thác và trích dẫn như một đề tài “hot” có tính chu niên.

Gần đây, dường như đã có một vài biểu hiện cải thiện khi lác đác xuất hiện một vài đề văn nghị luận “mở” trong các kỳ thi khuyến khích sự tự do trình bày nhận thức, góc nhìn của học sinh trước các vấn đề “nóng” của xã hội (ảnh chỉ mang tính minh họa).

Xin đừng để trẻ bơi... trên giấy

Trẻ em vừa mới nghỉ hè, vậy mà hàng loạt thông tin về các vụ tai nạn thương tâm do đuối nước liên tục xuất hiện trên các mặt báo làm cho nhiều người đau lòng. Bộ GD & ĐT đã có Văn bản số 664/BGDĐT-CTHSSV ngày 9/2/2010 về triển khai công tác phòng chống đuối nước và thí điểm dạy bơi trong trường tiểu học giai đoạn 2010 - 2015. Thế nhưng đến nay, công tác dạy bơi cho học sinh vẫn còn nằm trên giấy.
Những cái chết đau lòng
Đúng ngày Tết thiếu nhi 1/6, 3 cháu Đào Vĩnh Hưng (10 tuổi, ở thôn Từ Tâm 1, xã Phước Hải, huyện Ninh Phước – Ninh Thuận), Nguyễn Văn Bi (7 tuổi) và Lê Văn Khánh (10 tuổi) cùng ở khu phố 5, phường Đông Hải, TP. Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận rủ nhau ra sông Dinh (đoạn thuộc phường Mỹ Đông, TP. Phan Rang – Tháp Chàm) tắm.

“Phao” trắng sân trường, tỷ lệ vi phạm quy chế vẫn giảm

 Mặc dù ghi nhận ở nhiều điểm thi cho thấy, năm nay, tình trạng "phao" vứt ngập sân trường trước và sau mỗi môn thi diễn ra khá tràn lan, song theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), số thí sinh vi phạm quy chế và số giám thị bị đình chỉ công tác thi đều giảm, công tác chỉ đạo tổ chức thi được nâng cao.

Đình chỉ 34 thí sinh và 8 giám thị
Theo báo cáo nhanh của Bộ GD-ĐT sau khi kỳ thi tốt nghiệp THPT kết thúc, năm 2012, toàn quốc có 64 đơn vị tổ chức thi, thành lập 2.307 hội đồng thi (HDT) với tổng số 40.620 phòng thi, huy động hơn 124 nghìn cán bộ, giáo viên tham gia coi thi, tổng thí sinh đăng ký tham dự là 963.474 em. Tỷ lệ thí sinh đến dự thi đạt 99,71%, tăng 0,07% so với năm 2011.

34 thí sinh bị đình chỉ trong kỳ thi tốt nghiệp 2012

Trong ba ngày thi tốt nghiệp, cả nước có 34 em bị đình chỉ thi, 8 giám thị bị đình chỉ công tác coi thi.

Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho biết, sau môn thi cuối, số thí sinh vi phạm quy chế bị đình chỉ là 34, giảm 11 trường hợp so với năm 2011. Cả nước có 8 giám thị bị đình chỉ làm công tác thi.
Tỷ lệ thí sinh đến dự thi trên cả nước đạt trên 99,7% tăng 0,07% so với năm trước, trong đó hệ THPT đạt 99,85%, hệ GDTX đạt gần 98,6%.

"Thói dối trá..." ở đề văn gây tranh cãi

 Đề thi môn văn yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ về “Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội”. Nhiều giáo viên, giảng viên cho rằng đề thi năm nay quá khuôn mẫu, dễ đưa học sinh đến chỗ học dối, thi dối.
Như phần lớn thí sinh, các học sinh Trường THPT dân lập Thành Nhân vui mừng với đề thi văn năm nay, nhưng các thầy cô giáo cho rằng đề không hay

Hơn cả một bài văn

 Sống trong xã hội hiện đại, người ta thường đánh giá cao những giá trị hữu hình, nên lòng trung thực trở thành “món hàng xa xỉ” không đến được với số đông.
Nhưng dẫu có “thích nghi với hoàn cảnh” đến đâu thì chúng ta cũng cảm thấy giật mình khi biết rằng: “Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội” - đề thi chính thức môn ngữ văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012.

Hồ sơ thi quên kèm phong bì ghi địa chỉ, có sao không?

 Em là thí sinh tự do, em nộp hồ sơ thi vào một trường ĐH ở Hà Nội nhưng quên không nộp kèm phong bì có dán tem và ghi rõ địa chỉ. Như vậy có vấn đề gì không? Năm nay thủ tục dự thi và giấy tờ mang theo khi đến phòng thi có gì thay đổi? (Nguyễn Hà Anh, Bắc Kạn)

Theo quy định thì em cần phải gửi phong bì dán tem ghi địa chỉ rõ ràng để nhà trường gửi giấy báo dự thi, giấy báo trúng tuyển cho thí sinh. Tuy nhiên, nếu quên không nộp thì nhà trường có thể gọi điện thông báo cho em qua số điện thoại em điền ở hồ sơ đăng ký dự thi hoặc sẽ căn cứ vào hồ sơ gốc để mua phong bì dán tem gửi về cho em.
Thí sinh gửi câu hỏi về địa chỉ email: ntnnnoidung@gmail.com hoặc điện thoại: 04.37281997
Về thủ tục dự thi và giấy tờ mang theo không có gì khác những năm trước đây. Những quy định cần lưu ý: Thí sinh phải có mặt tại trường đã đăng ký dự thi theo đúng thời gian và địa điểm ghi trong giấy báo dự thi để làm thủ tục dự thi. Xuất trình giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (đối với những thí sinh vừa dự kỳ thi tốt nghiệp) hoặc bằng tốt nghiệp (đối với những thí sinh đã tốt nghiệp); nhận phòng thi và nghe phổ biến quy chế dự thi.
Nếu thấy có những sai sót hoặc nhầm lẫn về họ, tên, ngày sinh, đối tượng, khu vực ưu tiên, khối thi... thí sinh phải báo cáo Hội đồng tuyển sinh để điều chỉnh ngay. Trường hợp bị mất thẻ dự thi hoặc các giấy tờ cần thiết khác, thí sinh phải báo cáo và làm cam đoan để ủy viên phụ trách điểm thi xem xét, xử lý.
Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GDĐT)

Phao thi tràn ngập và tinh vi

Trước ngày thi tốt nghiệp THPT, nhiều cửa hiệu photocopy nhộn nhịp học sinh cuối cấp đi sao chụp tài liệu, photo tài liệu làm “phao cứu hộ” để chuẩn bị “vượt vũ môn”.
Đua nhau mua “phao cứu trợ”
Theo tìm hiểu, tại một số cửa hàng photocopy trên địa bàn thành phố như khu vực trường ĐH Bách Khoa, ĐH Sư phạm Hà Nội, cổng các trường THPT…tình trạng bán phao thi vẫn diễn ra. Tuy nhiên phao thi không bày bán công khai mà chỉ tập trung tại các cửa hiệu pho to gần các trường trung học phổ thông và đại học.

Top